190
/
149347
Bất ngờ với công dụng của loại rau rẻ tiền ở Việt Nam, người Nhật rất thích
bat-ngo-voi-cong-dung-cua-loai-rau-re-tien-o-viet-nam-nguoi-nhat-rat-thich
news

Bất ngờ với công dụng của loại rau rẻ tiền ở Việt Nam, người Nhật rất thích

Chủ nhật, 25/06/2023 | 08:12:00
2,475 lượt xem

Rau muống rất thân thuộc trong đời sống, nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của loại rau này.

Rau muống được nhiều người đánh giá rằng "rẻ hơn thịt, bổ hơn thuốc" vì chúng được tìm mua rất dễ, nhưng nguồn dinh dưỡng đem lại rất dồi dào. 

Ở Việt Nam rau muống chỉ là rau bình dân, nhưng ít ai ngờ ở Nhật rau muống được bán giá khá cao: 10 cọng rau muống rơi vào khoảng 100 nghìn đồng. Thậm chí, nhiều người Nhật còn bày tỏ thích ăn món rau muống xào.

Bất ngờ với công dụng của loại rau rẻ tiền ở Việt Nam, người Nhật rất thích - 1

Ở Việt Nam rau muống chỉ là rau bình dân, nhưng ít ai ngờ ở Nhật rau muống được bán giá khá cao (Ảnh: Getty).

Rau muống rất thân thuộc trong đời sống, nhưng đảm bảo không phải ai cũng biết hết công dụng của loại rau này. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): "Trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều nước và chất xơ, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm".

Lương y Sáng chia sẻ, rau muống có thể tận dụng làm nguyên liệu của một số bài thuốc dưới đây.

Cách tận dụng rau muống để làm thuốc điều trị bệnh

1. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Cách dùng: Lấy 200g rau muống tươi đem giã cùng một chút muối ăn, sau đó vắt lấy nước cốt. Chia 2 lần uống trong liệu trình 5 ngày.

2. Điều trị bệnh ợ chua

Cách dùng: Lấy 20g rau muống, 20g cỏ mực, 12g vỏ quýt khô, đem tất cả đi rửa sạch, cắt khúc, sau đó cho vào nồi rồi đổ 750ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói. Dùng liên tục 1 tuần.

Rau muống có thể tận dụng để điều trị một số bệnh vặt (Ảnh: Getty).

3. Trị thường xuyên chảy máu cam

Cách dùng: Đem 100g rau muống tươi đi giã rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống trong liệu trình 5 ngày sẽ có tác dụng.

4. Trị ngộ độc thức ăn

Cách dùng: 500g rau muống, 30g cam thảo, 120g đậu xanh. Đem tất cả nguyên liệu trên đi sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.

5. Trị kiết lỵ (có lẫn mủ, máu)

Cách dùng: Lấy 1 nắm đọt rau muống, 1 nắm vỏ lựu nướng. Mang các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống.

6. Giải độc

Cách dùng: Rau muống tính mát, bổ, tác dụng giải độc tố cho nên khi bị trúng độc (bất kỳ loại độc nào), bạn có thể lấy ngay rau muống giã lấy nước cốt, hòa chút muối uống.

Bất ngờ với công dụng của loại rau rẻ tiền ở Việt Nam, người Nhật rất thích - 3

Rau muống tính mát, bổ, tác dụng giải độc tố (Ảnh: Getty).

7. Trị phong thũng

Cách dùng: Chuẩn bị 1 nắm đọt rau muống tía, 1 nắm vòi voi, 1 con cua đồng, 1 chút muối ăn. Đem các nguyên liệu đi giã nhuyễn, dùng bã đắp ngoài.

Rau muống dù bổ dưỡng nhưng nên nhớ vài lưu ý khi sử dụng

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ loại rau này. Nhất là những người đang có vết thương, mụn nhọt trong quá trình hồi phục, nếu ăn rau muống sẽ gây ra sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Nếu đang dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh, bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại rau này. Lý do là bởi rau muống sẽ gây mất tác dụng quý báu của thuốc. 

Người suy nhược cơ thể nặng cũng không nên ăn rau muống để tránh tình trạng bệnh trở nên phức tạp.

Rau muống chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đại tiện. Vậy nên bệnh nhân tiêu chảy cũng không nên ăn để tránh khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cảnh báo nếu có ý định sử dụng rau muống để làm thuốc trị bệnh thì mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ hay chuyên gia Đông y. Bởi mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau, cần phải được tư vấn cụ thể.

Theo Anh Sa/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/bat-ngo-voi-cong-dung-cua-loai-rau-re-tien-o-viet-nam-nguoi-nhat-rat-thich-20230617001842695.htm

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
252 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
780 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
860 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
897 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
969 lượt xem