190
/
148718
Bệnh than nguy hiểm, phòng tránh thế nào?
benh-than-nguy-hiem-phong-tranh-the-nao
news

Bệnh than nguy hiểm, phòng tránh thế nào?

Thứ 3, 13/06/2023 | 07:25:00
2,188 lượt xem

Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng thường gây tổn thương da, do một loại vi khuẩn gram dương, hình que gọi là Bacillus anthracis lây truyền sang người gây ra

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, trong tháng 5.2023 trên địa bàn H.Tủa Chùa (Điện Biên) ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc. Lực lượng chức năng cũng tiếp tục ghi nhận thêm 132 người có tiếp xúc, ăn thịt của 3 con trâu, bò trong các ổ dịch trên. Các triệu chứng gồm: bọng nước, xuất hiện vết loét trên da. Một số người xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đau nhức toàn thân.

Bệnh than nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Vết thương có màu đen là triệu chứng điển hình của bệnh than BỘ Y TẾ

Bệnh than lây lan như thế nào?

BS.CKI Hồ Thanh Lịch, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết việc tiếp xúc với mầm bệnh than có thể gây ra tình trạng đau ốm nghiêm trọng cho cả người và động vật. Tuy nhiên, bệnh than không dễ lây lan, có nghĩa là bạn không thể nhiễm bệnh này giống như cảm lạnh hay cúm.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn Khoa Nhiễm Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết bào tử của vi khuẩn gây bệnh có trong đất nhưng thông thường sẽ khó tự nhiên đi vào vết thương để gây bệnh. Thường gặp nhất là do tiếp xúc với động vật như trâu bò, cừu bị bệnh, vì vi khuẩn hay bào tử có thể xuyên qua da có vết thương.

Bệnh than phổ biến ở động vật hơn ở người vì thế chúng ta sẽ có nguy cơ cao dễ mắc bệnh than khi nhiễm khuẩn nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt hoặc trầy xước. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu hít phải bào tử hoặc nếu ăn thịt từ động vật bị nhiễm bệnh. Người bệnh khi mắc bệnh thường có nhiều biểu hiện nghiêm trọng đối với cơ thể. Chính vì thế hiện tại căn bệnh này cũng là mối nguy hại cho thế giới đặc biệt đây là mầm bệnh có thể được ứng dụng trong vũ khí sinh học.

Những triệu chứng khi nhiễm bệnh than

Theo bác sĩ Lịch, thời gian ủ bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng thường từ một vài giờ đến 7 ngày, hầu hết các trường hợp xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc. Và tùy theo từng đường nhiễm mà sẽ có những biểu hiện khác nhau, có 3 loại chính như bệnh than thể ngoài da, bệnh than đường hô hấp, bệnh than đường tiêu hóa.

Bệnh than nhiễm qua da sẽ có xuất hiện vết rộp, u nhỏ và ngứa như khi bị côn trùng đốt. Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương và sưng tấy khi bệnh khởi phát đỉnh điểm. Vết thương xuất hiện trên da có xuất hiện màu đen bên trong tâm vết thương sau khi giảm các vết rộp, u nhỏ.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp hiếm gặp trong tự nhiên nhưng có thể dễ gây bệnh trong trường hợp bào tử bệnh than được dùng làm vũ khí sinh học. Khi bào tử bệnh than được dùng dưới dạng khí dung, nó có thể lan xa trong khí quyển và thâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh với tỉ lệ tử vong cao.

Các triệu chứng như sốt và ớn lạnh, khó chịu ở ngực và có cảm giác khó thở, ho khan, nhói ngực mỗi khi ho, buồn nôn, nôn mửa, hay đau bụng, đau mỏi toàn thân, tinh thần mệt mỏi.

Bệnh than lây nhiễm qua đường tiêu hóa rất khó nhận ra, người bệnh có thể sốc và tử vong trong vòng 2-5 ngày sau khi phát bệnh với các triệu chứng như sốt và ớn lạnh. Sưng ở vị trí cổ hay các hạch ở cổ, đau họng, đau khi nuốt, giọng khàn hoặc mất giọng, buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy (một số trường hợp tiêu chảy ra máu), đau đầu, chóng mặt, lả người, mệt mỏi.

Khi xuất hiện những biểu hiện cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Phòng bệnh than như thế nào?

Để phòng bệnh, bác sĩ Thanh Lịch khuyến cáo người bệnh không tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Người thường xuyên tiếp xúc vật nuôi bị ốm chết (không rõ nguyên nhân) nên mang ủng, găng tay cao su, quần dài và áo sơ mi dài tay; tránh vùng da hở, da bị tổn thương tiếp xúc với gia súc.

Sau khi tiếp xúc vật nuôi, mọi người phải rửa tay và bất kỳ chỗ da nào hở ra bằng xà phòng dưới vòi nước. Khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than, cần đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa và thông báo với chính quyền địa phương để điều tra, xử lý ổ dịch.

"Người dân cần chú ý đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chăm sóc và lưu ý đến các vết xước hoặc vết thương hở trên da", bác sĩ Lịch khuyến cáo.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/benh-than-nguy-hiem-nhu-the-nao-phong-tranh-ra-sao-185230610210236546.htm

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
120 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
652 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
736 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
779 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
845 lượt xem