190
/
144289
Trẻ có thể tử vong vì 2 sai lầm phổ biến khi pha oresol chữa tiêu chảy
tre-co-the-tu-vong-vi-2-sai-lam-pho-bien-khi-pha-oresol-chua-tieu-chay
news

Trẻ có thể tử vong vì 2 sai lầm phổ biến khi pha oresol chữa tiêu chảy

Thứ 5, 16/03/2023 | 11:44:00
2,187 lượt xem

Uống oresol bù nước do tiêu chảy, nhưng trẻ càng li bì, thiếu nước nặng, rối loạn ý thức do hàm lượng muối trong máu tăng cao. Nguyên nhân do bố mẹ pha oresol đậm đặc để dễ ép con uống hết thuốc.

Nguy kịch, tử vong vì uống oresol pha đậm đặc

Thông tin bé trai 15 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc tử vong do co giật, tổn thương não, vì uống oresol sai cách khi điều trị tiêu chảy khiến nhiều người giật mình.

Theo khai thác từ gia đình người bệnh, trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài liên tục 30 phút một lần. Lo sợ trẻ mất nước, gia đình pha oresol cho trẻ uống.

Tuy nhiên sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc, co giật, vào viện não đã tổn thương. 

Các bác sĩ phát hiện, người nhà đã pha dung dịch oresol cho trẻ uống quá đậm đặc, không đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Theo đó, một gói oresol được hướng dẫn pha với 200ml nước nhưng người nhà chỉ pha trong 50ml nước. Đây là nguyên nhân khiến hàm lượng muối trong máu tăng cao, gây sốc, co giật, tổn thương não... và trẻ không thể qua khỏi.

Trẻ có thể tử vong vì 2 sai lầm phổ biến khi pha oresol chữa tiêu chảy - 1

Oresol cần được pha đúng hướng dẫn để đảm bảo bù nước, bù điện giải tốt nhất (Ảnh minh họa: Getty).

Trước đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai từng gặp các ca bệnh tương tự, do trẻ uống oresol được pha quá đậm đặc.

Bệnh viện Nhi Trung ương từng tiếp nhận em bé 8 tháng tuổi vào viện trong tình trạng tiêu chảy cấp, trẻ lơ mơ, ngủ nhiều, rối loạn ý thức, li bì, mất nước nặng.

Bố mẹ bệnh nhi cho biết, con bị tiêu chảy, biết phải uống oresol bù nước nhưng không làm sao ép con uống được nhiều, mỗi lần vài ba thìa nhỏ khiến gia đình rất sốt ruột. Vì thế, gia đình đã pha ít nước lại, mong con uống được cả gói để... bù nước.

"Vì uống oresol pha không đúng tỉ lệ, quá đậm đặc, trẻ lại vẫn tiếp tục bị đi ngoài mất nước, muối được nạp vào quá nhiều gây tăng natri máu. Tăng natri là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não.

Các triệu chứng thần kinh lâm sàng thường gặp gồm: mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật. Nguyên nhân dẫn tới việc tăng natri máu trong trường hợp này là do gia đình đã pha oresol không đúng cách", bác sĩ khoa Cấp cứu - chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết.

Nguy hiểm khi uống không đúng cách

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, oresol khi pha theo tỉ lệ, sẽ bù đắp muối, điện giải mất do đi ngoài.

Còn nếu dùng không đúng cách, loại nước tưởng vô hại này nhưng lại gây hại. Dưới đây là 2 sai lầm gặp rất phổ biến khi pha oresol:

Thứ nhất, đó là pha quá đậm đặc. Do nhiều trẻ khó chịu với mùi oresol, không cộng tác, không chịu uống nên mẹ pha cả gói với một chút nước cho con uống.

Khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước trầm trọng khiến bé rất khát nước. Trong khi đó, oresol có thành phần là muối, đường… lại được pha đặc hơn so với khuyến cáo nên khi bé uống, không khác gì uống một cốc nước muối khiến bé càng khát hơn. Khát nước, bé đòi uống nước, người thân lại tiếp tục cho uống dung dịch oresol pha đặc này…

Lẽ ra, một gói oresol theo chỉ dẫn phải pha với 200ml nước đun sôi để nguội nhưng thực tế có gia đình chỉ pha với 40-50ml nước, khiến trẻ "nạp" quá nhiều muối, rất nguy hiểm.

Khi pha đặc, trẻ nạp quá nhiều muối (natri) từ oresol vào cơ thể, lượng muối trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn, hàm lượng muối trong máu quá cao còn có thể gây ra các triệu chứng như: co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Thứ 2, đó là pha oresol quá loãng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresol, khiến trẻ rối loạn điện giải vì không được bù đủ các chất điện giải khi bị đi ngoài.

Pha đúng hướng dẫn

Các bác sĩ khuyến cáo, cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định…Như với gói nhỏ, nhà sản xuất hướng dẫn pha với 200ml, mẹ hãy dùng cốc pha sữa, đo đúng 200ml rồi pha gói oresol cho trẻ uống trong 24 giờ. Tuyệt đối không pha theo kiểu "ước lượng".

Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.

Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng vì dễ dẫn đến chia liều không chính xác.

Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.

Tuyệt đối không được cho thêm đường, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt…, hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Khi xuất hiện dấu hiệu như trẻ thay đổi ý thức: lơ mơ, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/tre-co-the-tu-vong-vi-2-sai-lam-pho-bien-khi-pha-oresol-chua-tieu-chay-20230315204716100.htm 

  • Từ khóa

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
97 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
155 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
227 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
263 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
620 lượt xem