190
/
137600
Lần đầu tiên truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người
lan-dau-tien-truyen-mau-nuoi-trong-phong-thi-nghiem-cho-nguoi
news

Lần đầu tiên truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người

Thứ 4, 09/11/2022 | 11:27:00
2,086 lượt xem

Hai bệnh nhân ở Anh đã nhận được một lượng nhỏ máu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Đây là thử nghiệm đầu tiên trên thế giới để xem loại máu nhân tạo này hoạt động như thế nào bên trong cơ thể người.

Lần đầu tiên truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người - Ảnh 1.

Lần đầu tiên các nhà khoa học truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người - Ảnh: NDTV

Các nhà nghiên cứu Anh cho biết nếu thành công, công nghệ này có thể cải thiện đáng kể việc điều trị cho những người bị rối loạn máu và nhóm máu hiếm. 

Thử nghiệm sẽ được mở rộng cho 10 bệnh nhân trong vòng vài tháng. Mục đích của thử nghiệm nhằm nghiên cứu tuổi thọ của các tế bào hồng cầu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, so với việc truyền các tế bào hồng cầu tiêu chuẩn.

Công nghệ này có thể cho phép các nhà khoa học sản xuất các nhóm máu rất hiếm. Điều này rất quan trọng đối với những người phụ thuộc vào truyền máu thường xuyên vì các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

"Nghiên cứu hàng đầu thế giới này đặt nền tảng cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu, có thể được sử dụng một cách an toàn để truyền máu cho những người mắc các chứng rối loạn như hồng cầu hình liềm", tiến sĩ Farrukh Shah, giám đốc y tế của Trung tâm máu và cấy ghép NHS, một trong những thành viên dự án, cho biết. 

Công nghệ hoạt động như thế nào?

Các nhà nghiên cứu ở Bristol, Cambridge và London, cũng như Trung tâm máu và cấy ghép thực hiện dự án này. Họ tập trung vào các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể.

Ban đầu, một đợt hiến máu thường xuyên được thực hiện. Sau đó các hạt từ tính được sử dụng để phát hiện các tế bào gốc linh hoạt có khả năng trở thành hồng cầu.

Những tế bào gốc sẽ được đặt trong dung dịch dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm. Trong khoảng 3 tuần, các tế bào đó nhân lên và phát triển thành các tế bào trưởng thành hơn.

Sau đó, các tế bào được làm sạch bằng cách sử dụng một bộ lọc tiêu chuẩn - loại bộ lọc được sử dụng khi hiến máu thường xuyên được xử lý để loại bỏ các tế bào bạch cầu - trước khi được lưu trữ và sau đó truyền vào bệnh nhân.

Để thử nghiệm, máu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được gắn một chất phóng xạ, thường được sử dụng trong các thủ tục y tế, để theo dõi thời gian tồn tại trong cơ thể.

Quy trình tương tự hiện sẽ được áp dụng cho cuộc thử nghiệm với 10 tình nguyện viên. Mỗi người sẽ nhận được máu 2 lần từ 5-10ml, cách nhau ít nhất bốn tháng. Một nhóm sẽ nhận máu bình thường và một nhóm nhận máu nuôi trong phòng thí nghiệm để so sánh tuổi thọ của các tế bào.

Máu "nhân tạo" có giá bao nhiêu?

Người ta cũng hy vọng rằng tuổi thọ vượt trội của các tế bào hồng cầu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể tương đương với việc bệnh nhân ít cần truyền máu hơn theo thời gian.

Một lần truyền máu điển hình chứa hỗn hợp các tế bào hồng cầu già và trẻ, có nghĩa là tuổi thọ của chúng có thể không thể đoán trước và dưới mức tối ưu.

Trong khi đó, máu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được tạo ra mới, có nghĩa là nó sẽ tồn tại trong 120 ngày dự kiến của các tế bào hồng cầu.

Tuy nhiên, chi phí truyền loại máu này hiện còn đắt. Theo Trung tâm máu và cấy ghép NHS, chi phí truyền máu trung bình hiện tại khoảng 145 bảng Anh. Các sản phẩm máu thay thế được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể sẽ đắt hơn.

Cơ quan này cũng cho biết "vẫn chưa có con số" cho quy trình trên, nhưng nói thêm chi phí sẽ giảm khi công nghệ được mở rộng.

Người phát ngôn của trung tâm nói với Đài CNBC: "Nếu thử nghiệm thành công, loại máu "nhân tạo" này có thể được giới thiệu trên quy mô lớn trong những năm tới, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ giảm xuống".

Theo Người lao động

https://tuoitre.vn/lan-dau-tien-truyen-mau-nuoi-trong-phong-thi-nghiem-cho-nguoi-2022110908325623.htm 

  • Từ khóa

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
7 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
53 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
100 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
460 lượt xem

Nắng nóng gay gắt: Làm gì để bảo vệ sức khỏe, hạn chế sốc nhiệt?

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, người dân cần hạn chế ra đường trong những khung giờ cao điểm, bổ sung đủ nước, không chuyển môi trường đột ngột từ...
15:30 - 02/05/2024
470 lượt xem