190
/
127519
Trẻ bệnh tay chân miệng gia tăng, có trẻ nặng phải thở máy: Cha mẹ lưu ý gì?
tre-benh-tay-chan-mieng-gia-tang-co-tre-nang-phai-tho-may-cha-me-luu-y-gi
news

Trẻ bệnh tay chân miệng gia tăng, có trẻ nặng phải thở máy: Cha mẹ lưu ý gì?

Thứ 3, 10/05/2022 | 11:26:00
3,042 lượt xem

Nhiều trẻ bị bệnh tay chân miệng nhưng cha mẹ không hay, đến khi nhập viện, trẻ đã trở nặng.

Trẻ bệnh tay chân miệng gia tăng, có trẻ nặng phải thở máy: Cha mẹ lưu ý gì? - Ảnh 1.

Thăm khám trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: X.MAI

Chị Hoàng Thị Thanh Thủy (trú quận Hoàng Mai, Hà Nội) thấy con gái 3 tuổi nổi nốt ở vùng miệng. Nghĩ rằng trẻ bị nhiệt miệng bình thường nên chị không đưa con đi khám ngay. "Đến khi con bắt đầu xuất hiện nốt ban đỏ trong lòng bàn tay và chân, tôi mới nghĩ đến con bị tay chân miệng", chị Thủy chia sẻ.

10% trẻ phải nhập viện

Ông Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho biết mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 50 - 70 trẻ mắc tay chân miệng đến khám, chủ yếu bệnh nhẹ (cấp độ 1). Trong số này có 10% ca mắc tay chân miệng cấp độ 2A phải nhập viện, có trẻ trở nặng phải thở máy.

Theo bác sĩ Tiến, so với thời điểm đầu năm, số trẻ mắc tay chân miệng trong những ngày gần đây đã tăng. Dự báo trong thời gian tới, số trẻ mắc tay chân miệng có xu hướng tăng vì là thời điểm trẻ nhỏ đến trường đi học nhiều hơn.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ CKII Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh bệnh viện này, cho biết mỗi ngày có trên 30 trẻ mắc tay chân miệng đến tái khám. Hiện khoa đang điều trị 26 trẻ mắc tay chân miệng, trong đó có 1 ca mắc tay chân miệng độ 2B. Bệnh tay chân miệng có tăng lên so với trước kỳ nghỉ lễ.

Theo TS Đào Hữu Nam - trưởng khoa điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội), từ tháng 3 đến nay trung tâm đã tiếp nhận điều trị 9 bệnh nhi mắc tay chân miệng. Các trẻ thường có triệu chứng chủ yếu là sốt, không có biểu hiện giật mình hay dấu hiệu nặng.

Dễ nhầm lẫn

Theo bác sĩ Đào Hữu Nam, hiện nay tình hình dịch COVID-19 đã giảm, trẻ quay trở lại trường thì các bệnh nhiễm trùng tăng lên trong đó có tay chân miệng. Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng của trẻ: trẻ có sốt, có nốt ở tay chân miệng và có giật mình, nổi ban hay không. Bên cạnh đó, phụ huynh theo dõi ở trong lớp học có tiền sử trẻ bị tay chân miệng hay không và vệ sinh thường xuyên cho trẻ để giảm khả năng lây nhiễm.

Bác sĩ Tiến cho hay hiện có 3 loại bệnh cùng lưu hành và dễ nhầm lẫn với nhau là sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19. Thậm chí còn xảy ra đồng nhiễm ở trẻ: vừa mắc tay chân miệng vừa COVID-19, vừa mắc sốt xuất huyết vừa COVID-19, vừa tay chân miệng vừa sốt xuất huyết.

Nhiều trẻ có biểu hiện sốt cao 3 ngày không hạ, nhưng phụ huynh không nghĩ đó là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng mà chỉ nghĩ là do sốt xuất huyết hoặc COVID-19. Ngay cả nhân viên y tế cũng nhầm lẫn dấu hiệu này với các bệnh lý khác trong 3 ngày đầu của bệnh.

Đối với bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra và hiện chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh phải theo dõi trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp xúc.

Ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhẹ, các dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện ra bên ngoài như nổi hồng ban mụn nước, loét miệng, sốt, tiêu chảy... Tuy nhiên, ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì các dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài rất ít và rất khó nhận ra như bệnh tác động đến não, gây giật mình, chới với...

Nhiều phụ huynh cho rằng khi trẻ mắc tay chân miệng thì nên kiêng tắm cho trẻ vì các nốt ban đỏ sẽ lan sang các vùng khác. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đào Hữu Nam, đây là quan điểm sai lầm. "Phụ huynh cho trẻ ăn uống bình thường và đặc biệt phải chú ý vệ sinh cơ thể. Bố mẹ tuyệt đối không kiêng tắm gội cho trẻ vì có thể khiến vi khuẩn cơ thể gây bệnh, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu", bác sĩ Nam khuyến cáo.

Theo bác sĩ Tiến, để phòng bệnh, nhà trường cần có kế hoạch phòng chống bệnh tay chân miệng lây lan như vệ sinh các bề mặt tiếp xúc như bàn học, nắm cửa, tay vịn, đồ vịn, đồ chơi, sàn nhà...

Phụ huynh cần cho trẻ ăn chín uống sôi, ở sạch, giữ bàn tay sạch, chơi đồ chơi sạch và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo Xuân Mai-Dương Liễu/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tre-benh-tay-chan-mieng-gia-tang-co-tre-nang-phai-tho-may-cha-me-luu-y-gi-20220509234421148.htm 

  • Từ khóa

Tầm soát để sớm phòng bệnh tan máu bẩm sinh

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm mắc bệnh và mang gen bệnh,...
16:37 - 07/05/2024
138 lượt xem

5 biểu hiện bệnh thận ở bàn chân cần đi khám ngay

Một trong những điều quan trọng với với bệnh thận là phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh. Vì khi phát hiện sớm, bác sĩ sẽ có các biện pháp giúp kiểm soát,...
14:26 - 07/05/2024
193 lượt xem

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Một bé trai điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, kết quả có khuẩn Salmonella trong phân.
11:31 - 07/05/2024
260 lượt xem

Vì sao hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau bữa ăn trưa?

Cảm giác uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn trưa là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể. Ngoài ra, việc chúng ta ăn món gì và bao nhiêu cũng sẽ khiến cảm...
10:20 - 07/05/2024
279 lượt xem

Cảnh báo biến thể COVID-19 mới lây nhanh hơn, né miễn dịch tốt hơn

Biến thể COVID-19 mới có tên KP.2 đang lan nhanh ở Mỹ, Anh và Canada, được cho là có khả năng 'né' miễn dịch tốt hơn tất cả các biến thể trước đây.
08:30 - 07/05/2024
348 lượt xem