190
/
126600
Hiểu đúng về suy dinh dưỡng thấp còi
hieu-dung-ve-suy-dinh-duong-thap-coi
news

Hiểu đúng về suy dinh dưỡng thấp còi

Chủ nhật, 17/04/2022 | 09:26:06
84 lượt xem

Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong những yếu tố làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành.

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định tính hiệu quả của điều trị suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em.Dinh dưỡng là yếu tố quyết định tính hiệu quả của điều trị suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em.

Tìm hiểu các nguyên nhân, chuẩn đoán và giải pháp giảm thiểu suy dinh dưỡng cho trẻ là điều cần thiết đối với mỗi gia đình, nhà trường và cả xã hội để có một thế hệ tương lai khỏe mạnh, tốt đẹp hơn.

Giảm thiểu trong trường học

Nhà trường, giáo viên cần biết cách nhận dạng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi để có các biện pháp phối hợp với gia đình cải thiện tình trạng này cho học sinh.

ThS, Bác sĩ Nguyễn Thu Hương, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Hà Nội cho biết, suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt về protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng gây ra do giảm tiêu thụ thực phẩm hoặc do bệnh tật.

Thuật ngữ suy dinh dưỡng thấp còi được sử dụng để mô tả tình trạng trẻ em không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể suy dinh dưỡng mạn tính, phản ánh sự tích luỹ lâu dài quá trình suy dinh dưỡng và hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ.

Trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể thấp còi thường có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g bao gồm cả trẻ sinh non vì suy dinh dưỡng bào thai; Trẻ có mẹ trong giai đoạn mang thai thiếu dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý làm thai nhi chậm phát triển trong tử cung; Trẻ có chế độ ăn kém và trong thời gian dài, thiếu hụt cả protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.

Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và không ăn bổ sung hợp lý. Trẻ mắc bệnh tái diễn nhiều lần trong 2 năm đầu đời. Trẻ có bố mẹ đều có chiều cao thấp.

Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng phần lớn đều do cách chăm sóc dinh dưỡng chưa hợp lý, tính từ giai đoạn mang thai đến khi trẻ ăn dặm.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hương lưu ý, trong thời gian mang thai, người mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng từ các nhóm chất bột đường, béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Chế độ cụ thể cần có sự tham vấn của bác sĩ tùy theo từng trường hợp.

Sau sinh, người mẹ nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Trẻ bú mẹ sẽ phát triển khỏe mạnh, ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, kém hấp thu, viêm hô hấp, thiếu sắt, thiếu máu, phòng tránh suy dinh dưỡng hiệu quả.

Nếu sữa mẹ bị thiếu chất, không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển, có thể đi xét nghiệm sữa mẹ để xác định thành phần dinh dưỡng trong sữa đủ hay thiếu. Bác sĩ sẽ tư vấn điều trị dinh dưỡng phù hợp giúp sữa mẹ đạt chất lượng cao nhất.

Cũng theo bác sĩ Hương, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ ăn uống đa dạng và đảm bảo vệ sinh. Thức ăn sau khi nấu xong nên cho trẻ ăn ngay, tránh để nguội quá 3 tiếng.

Chọn lựa thực phẩm tươi sống, sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm và chế biến, bảo quản đúng cách giúp phòng tránh một số bệnh lý ngộ độc thức ăn, tiêu chảy...

Trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng thường đi kèm các triệu chứng kén ăn, rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng kém. Lúc này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý cách nuôi dưỡng, chăm sóc.

Đầu tư đúng mực cho khẩu phần ăn hàng ngày

Suy dinh dưỡng thấp còi còn thể hiện tình trạng không đạt được chiều cao tối đa theo di truyền. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em được xác định là cân nặng sơ sinh thấp. Bên cạnh đó là trình độ học vấn của người mẹ, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và các tình trạng bệnh lý khác như tiêu chảy, sốt…

Cô Nguyễn Thu Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng (Hà Nội) chia sẻ, thay vì cho trẻ ăn lượng thực phẩm quá nhiều trong một bữa, phụ huynh nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa một ít để cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Trẻ 1 - 2 tuổi ngoài bú cần cho ăn thêm 4 bữa mỗi ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi cần ăn khoảng 5 - 6 bữa mỗi ngày.

Trong chế độ ăn hàng ngày cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, bố mẹ nên đảm bảo cân bằng các nhóm chất và đa dạng thực phẩm giúp trẻ tránh tình trạng biếng ăn.

Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng cũng khuyến khích bố mẹ tạo điều kiện để trẻ vận động, tắm nắng ngoài trời, nghỉ ngơi đầy đủ và đúng giờ. Tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân, khi bị bệnh thì chăm sóc đúng cách, điều trị kịp thời... để hỗ trợ trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi hiệu quả, đạt mục tiêu nhanh.

Đối với các nhà trường, nhất là trường mầm non, giáo viên cần phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Tăng cường bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Bữa ăn phải có gạo, thịt, trứng, tôm, cá, rau xanh và dầu ăn được chế biến thành nhiều dạng.

Cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng tăng dần. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều hoa quả như cam, chuối, đu đủ… Muốn tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ cần chế biến nhiều dạng thức ăn khác nhau, thay đổi món ăn hàng ngày.

Giáo viên cũng cần hướng dẫn phụ huynh cho trẻ uống vitamin A và thuốc tẩy giun đúng định kỳ. Bên cạnh đó cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ như rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Lớp học cần thoáng mát, có đủ ánh sáng tự nhiên.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng của trẻ rất yếu, cần cách ly với các nguồn truyền nhiễm bệnh. Về mùa lạnh cần giữ ấm cho trẻ để trẻ không bị nhiễm lạnh.

Cần theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ 1 lần/tháng để có biện pháp khắc phục. Hàng ngày cho trẻ tập các bài tập hợp lý để tăng cường sức đề kháng và phát triển hệ vận động tốt hơn.

“Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp phòng tránh cũng như quyết định tính hiệu quả của điều trị suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em. Do đó, phụ huynh nên có sự đầu tư đúng mực cho khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu, giúp phát hiện chính xác trẻ bị suy dinh dưỡng như thế nào, cơ thể đang thiếu, thừa chất gì... Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ hiệu quả”, cô Hằng nhấn mạnh.

Theo Tùng Bách/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/hieu-dung-ve-suy-dinh-duong-thap-coi-ku0tDXU7R.html

  • Từ khóa

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
52 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
99 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
149 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
511 lượt xem

Nắng nóng gay gắt: Làm gì để bảo vệ sức khỏe, hạn chế sốc nhiệt?

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, người dân cần hạn chế ra đường trong những khung giờ cao điểm, bổ sung đủ nước, không chuyển môi trường đột ngột từ...
15:30 - 02/05/2024
520 lượt xem