190
/
112745
Một lý do không thể tin được có thể làm tăng 40% nguy cơ đột quỵ
mot-ly-do-khong-the-tin-duoc-co-the-lam-tang-40-nguy-co-dot-quy
news

Một lý do không thể tin được có thể làm tăng 40% nguy cơ đột quỵ

Thứ 6, 09/07/2021 | 07:44:18
1,293 lượt xem

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong thứ 2 trên toàn cầu. Và đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi, theo eatthis.com.

Những người có các triệu chứng cảm cúm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 40% trong 15 ngày tiếp theo SHUTTERSTOCK

Vì vậy, đừng nghĩ rằng đột quỵ là bệnh của người khác, còn mình thì không thể. Mà tốt nhất, nên tìm hiểu về đột quỵ để cứu người và cứu chính mình.

Điều gì gây ra đột quỵ?

Mặc dù huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ, sau đó là hút thuốc, bệnh tim và tiểu đường.

Nhưng các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một yếu tố bất ngờ có thể dẫn đến đột quỵ. Nó khá phổ biến, và có thể khiến bạn bị sốc.

Và biết được yếu tố nguy cơ này có thể giúp cứu mạng bạn.

Đó là, đột quỵ cũng có thể là biến chứng của cảm cúm hoặc các triệu chứng giống cảm cúm. Bạn có tin không, cảm cúm có thể dẫn đến đột quỵ, theo eatthis.com.

Từ 2 nghiên cứu sơ bộ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, cảm cúm nặng hoặc các triệu chứng giống như cảm cúm làm tăng đến 40% nguy cơ đột quỵ trong vòng 2 tuần sau đó.

Ngoài ra, các nhà khoa học ở Scotland cũng đã phát hiện ra điều tương tự. Nghiên cứu của họ đã phát hiện ra rằng, người nhiễm virus đường hô hấp, có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn trong vòng 1 tháng sau đó.

Cho dù triệu chứng là sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, ho hay đau nhức cơ thể, hầu hết mọi người đều từng bị cúm. Nhưng căn bệnh thông thường này cũng có thể rất nguy hiểm.

Tại sao cúm có thể báo trước đột quỵ?

Trong nghiên cứu của Đại học Columbia, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ gần 31.000 người phải nhập viện vì đột quỵ.

Khi kiểm tra lại bệnh án của các bệnh nhân bị đột quỵ này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có các triệu chứng của cảm cúm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 40% - trong 15 ngày tiếp theo, theo eatthis.com.

Mặc dù nguy cơ là cao nhất trong vòng 2 tuần, một số người vẫn có nguy cơ đột quỵ cao hơn trong suốt cả năm sau, tiến sĩ Philip Gorelick, giáo sư tại Đại học Bang Michigan, cho biết.

Tiêm phòng cúm có thể giúp giảm 1/5 nguy cơ đột quỵ SHUTTERSTOCK

Các nhà khoa học vẫn chưa biết lý do tại sao. Họ nghi ngờ rằng tình trạng viêm trong khi bị cúm có thể đóng vai trò trong việc làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Nên làm gì để phòng tránh?

Các phát hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm. Tiến sĩ Gorelick cho biết: "Mọi người nên cân nhắc việc tiêm phòng cúm. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng nếu bạn tiêm phòng cúm, bạn sẽ ít bị đột quỵ hơn", theo eatthis.com.

Nghiên cứu, được đăng trên Tạp chí Y học của New England cho thấy tiêm phòng cúm có thể giúp giảm 1/5 nguy cơ đột quỵ.

Bạn cần biết rằng, đột quỵ thường có thể ngăn ngừa được bằng lối sống lành mạnh, kiểm soát huyết áp cao, kiểm soát mức mỡ máu cao và duy trì cân nặng hợp lý.

Và nếu gần đây bạn bị cúm, hãy chú ý đến các triệu chứng như khó nói, gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc vấn đề về tầm nhìn.

Kiểm tra các dấu hiệu phổ biến của đột quỵ để đề phòng.

Các triệu chứng phổ biến của đột quỵ

Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ bao gồm:

Khó nói, nói ngọng hoặc khó hiểu lời nói

Liệt một bên mặt, cánh tay hoặc chân

Không thể giữ cả 2 tay trên cao

Xệ một bên mặt

Đột ngột nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt

Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức

Đi lại khó khăn, mất thăng bằng, chóng mặt đột ngột hoặc mất khả năng phối hợp.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, ngay cả khi chúng dường như đến rồi đi hoặc đã biến mất, theo Mayo Clinic.

Để biết chắc chắn một người có đúng là bị đột quỵ hay không, hãy thực hiện bước kiểm tra đơn giản sau:

Yêu cầu người đó mỉm cười, nếu một bên mặt bị xệ.

Yêu cầu người đó giơ cả 2 cánh tay lên, nếu một cánh tay rơi xuống hoặc không thể giơ lên.

Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản, nếu người đó nói ngọng hoặc không thể nói được.

Thì đúng là đã bị đột quỵ rồi, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, càng sớm càng tốt. Đừng chờ đợi, mỗi phút giây đều quý báu. Để càng lâu, tổn thương não càng nặng, và di chứng càng nặng, theo Mayo Clinic.

Theo Thiên Lan/Tuổi trẻ

https://thanhnien.vn/suc-khoe/mot-ly-do-khong-the-tin-duoc-co-the-lam-tang-40-nguy-co-dot-quy-1409678.html

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
60 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
184 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
244 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
689 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,228 lượt xem