19
/
161189
Hongi: Tục chạm mũi khi chào hỏi của người Maori có gì đặc biệt?
hongi-tuc-cham-mui-khi-chao-hoi-cua-nguoi-maori-co-gi-dac-biet
news

Hongi: Tục chạm mũi khi chào hỏi của người Maori có gì đặc biệt?

Thứ 2, 11/03/2024 | 18:06:00
1,902 lượt xem

Trong chuyến thăm New Zealand, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân được người Maori chào đón với nghi lễ đặc biệt.

Nghi lễ hongi - Ảnh: CARMEN TEPUKE

Nghi lễ hongi - Ảnh: CARMEN TEPUKE

Hongi là nghi lễ chào hỏi truyền thống của người Maori, tộc người đầu tiên khai phá và sinh sống tại New Zealand.

Để thực hiện hongi, hai người đứng đối diện cùng chạm mũi và trán của nhau. Họ có thể bắt tay sau đó nếu muốn.

Theo quan niệm của người Maori, khi chào nhau bằng cách chạm mũi, con người sẽ chia sẻ hơi thở sự sống với nhau. Họ hình thành một liên kết đặc biệt giúp xóa bỏ khoảng cách về văn hóa và địa lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi thức hongi tại lễ đón theo nghi thức truyền thống của người Maori - Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi thức hongi tại lễ đón theo nghi thức truyền thống của người Maori - Ảnh: NHẬT BẮC

Những người chưa từng đặt chân đến vùng đất New Zealand hay còn gọi là “manuhiri” (khách) sẽ trở thành “tangata whenua” (người dân trên đảo).

Lời chào theo kiểu hongi thường được sử dụng trong những cuộc họp truyền thống giữa người Maori hoặc tại một số nghi lễ lớn, chẳng hạn như lễ chào đón Powhiri. Mặc dù vậy, nhiều người Maori vẫn sử dụng hongi trong cuộc sống thường ngày.

Nguồn gốc của hongi bắt nguồn từ văn hóa dân gian Maori về sự hình thành loài người. Họ quan niệm thần linh tạo ra người phụ nữ đầu tiên trên thế giới bằng cách nhào nặn cơ thể từ đất và thổi sự sống vào lỗ mũi của người này.

Đối với Powhiri, đây là nghi lễ chào đón những vị khách đặc biệt của người Maori. Powhiri bao gồm nhiều bài phát biểu, buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật và hongi.

Các chiến binh Maori - Ảnh: US DEPARTMENT OF DEFENSE

Các chiến binh Maori - Ảnh: US DEPARTMENT OF DEFENSE

Khi bắt đầu nghi lễ, một hoặc một số chiến binh Maori sẽ thận trọng tiến đến khách và thể hiện uy lực của họ. Chiến binh Maori hét lớn, nhăn mặt và thực hiện những cử chỉ mạnh mẽ nhằm thể hiện rằng họ sẵn sàng dùng bạo lực chống lại khách nếu những người này có ý định xấu.

Chiến binh Maori tiếp tục đặt một con dao gỗ và một cành dương xỉ xuống đất. Người khách cần cúi xuống và nhặt 2 vật này lên.

Sau đó khách có thể chiêm ngưỡng điệu múa Haka “rực lửa” hoặc một vài loại hình biểu diễn khác tùy theo sự sắp xếp của ban tổ chức.

Lễ chào đón Powhiri kết thúc bằng nghi lễ hongi nói trên. Một cử chỉ thân mật xóa bỏ khoảng cách giữa khách và người bản địa.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hongi-tuc-cham-mui-khi-chao-hoi-cua-nguoi-maori-co-gi-dac-biet-20240311104431071.htm 

  • Từ khóa

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo thông tin từ Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6...
16:59 - 29/04/2024
213 lượt xem

Sự thật Cát Bà vắng bất thường ngày lễ, khách sợ tắc phà nên "quay xe"

Nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh bến phà, bãi tắm ở Cát Bà vắng vẻ trong ngày đầu nghỉ lễ, cho rằng khách sợ tắc phà nên đồng loạt "quay xe".
14:13 - 29/04/2024
285 lượt xem

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhật kí chiến tranh của người lính trẻ

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi.
15:47 - 27/04/2024
1,402 lượt xem

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại

100 tư liệu, hình ảnh về đường Trường Sơn đã được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ...
16:12 - 26/04/2024
1,902 lượt xem

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Chỉ trong ngày đầu tiên gặp mặt kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, UBND thành phố Hải Phòng đã nhận được 22 tỉ đồng. Ngân sách...
15:20 - 26/04/2024
1,970 lượt xem