190
/
163280
Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'
them-tre-ngo-doc-chi-nguy-kich-do-thuoc-nam
news

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Thứ 5, 25/04/2024 | 16:31:00
1,928 lượt xem

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng qua.

Bệnh nhi 3 tuổi nguy kịch vì ngộ độc chì đang được chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhi 3 tuổi nguy kịch vì ngộ độc chì đang được chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Cả hai trường hợp đều ngộ độc do dùng thuốc nam chữa bệnh.

Rối loạn ý thức, da xanh tái sau uống 'thuốc nam'

Thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhi 3 tuổi quê Thanh Hóa, bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch do cha mẹ cho bé dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.

Gia đình cho biết bé bị bệnh động kinh từ lúc 6 tháng tuổi. 3 tháng trước, thấy bé co giật nhiều hơn, gia đình đi mua thuốc nam dạng viên, không rõ nguồn gốc, về cho bé uống.

Sau khi uống thuốc, tình trạng co giật của bé có giảm, nhưng khoảng 1 tháng nay bé bị rối loạn hành vi, khóc buồn vô cớ, hay kêu đau đầu…

Bé nhập viện Bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ bé bị ngộ độc chì. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị ngộ độc chì rất nặng: nồng độ chì trong máu trên 100 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 µg/dL). Ngoài ra bé còn thiếu máu nặng và giãn não thất.

Hiện bé đang được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì trong máu. Tuy nhiên bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Trước đó, tháng 2-2024, bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi ngộ độc chì nặng do gia đình cho dùng thuốc nam chữa động kinh.

Phòng tránh ngộ độc chì cho trẻ thế nào?

Theo TS.BS Đào Hữu Nam - trưởng khoa điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương - ngộ độc chì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em.

Ở bất cứ độ tuổi nào, trẻ cũng có thể bị ngộ độc chì, nguyên nhân có thể do trẻ tiếp xúc với đồ chơi, sơn có chứa chì, nước bị ô nhiễm…

"Đặc biệt, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường", bác sĩ Nam cảnh báo.

Bác sĩ Nam thông tin thêm khi xâm nhập vào cơ thể, chì có thể gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, tim mạch, huyết học, dạ dày, đường ruột, thận và sẽ phải mất hàng chục năm mới có thể thải được chì ra ngoài.

Để phòng tránh ngộ độc chì cho trẻ, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nam và các loại thuốc không rõ nguồn gốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ mắc bệnh động kinh nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung, cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị, dùng thuốc và tái khám theo lịch hẹn, không được tự ý ngưng thuốc, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và mọi vật lên miệng.

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với đồ chơi không đảm bảo chất lượng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải tình trạng ngộ độc chì như co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt; nôn, đau bụng, chán ăn, da xanh xao, cơ thể gầy yếu… cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/them-tre-ngo-doc-chi-nguy-kich-do-thuoc-nam-2024042509415757.htm 

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
424 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
958 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
1,031 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
1,083 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
1,148 lượt xem