16
/
161372
Không nghỉ phép năm, người lao động được hưởng chế độ gì?
khong-nghi-phep-nam-nguoi-lao-dong-duoc-huong-che-do-gi
news

Không nghỉ phép năm, người lao động được hưởng chế độ gì?

Thứ 5, 14/03/2024 | 15:59:00
2,068 lượt xem

BGTV-Trường hợp người lao động chưa nghỉ phép năm, hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép thì theo quy định của Luật lao động, người lao động được hưởng chế độ gì?

Một số khán giả hỏi: Theo quy định của Luật lao động, tôi được nghỉ phép hàng năm, tuy nhiên, có năm tôi xin nghỉ phép, có năm tôi không nghỉ phép. Vậy Luật lao động quy định như thế nào về việc tôi không nghỉ phép mà vẫn đi làm bình thường? Trường hợp tôi không nghỉ hết phép thì những ngày còn lại của tôi được hưởng những quyền lợi gì?

Vấn đề này Luật sư Bùi Thúy Hằng-Giám đốc - Công ty luật TNHH Kim Phát - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời như sau:

Luật sư Bùi Thúy Hằng

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ hàng năm như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật lao động (3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.).

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.” 

Như vậy người lao động được nghỉ phép hàng năm từ 12 ngày đến 16 ngày hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào điều kiện lao động và thâm niên làm việc của người lao động. Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày (theo quy định tại  Điều 114 Bộ luật lao động) .

Trường hợp người lao động không nghỉ phép, không nghỉ hết phép thì những ngày phép còn lại người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Căn cứ quy định tại Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động. Quy định về tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác như sau: 

1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.

2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.”Việc nghỉ phép hàng năm là quyền lợi của người lao động, người lao động được quyền nghỉ hàng năm và được hưởng nguyên lương.

Trường hợp người lao động không muốn nghỉ phép mà vẫn muốn đi làm thì tiền lương do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận (Khoản 1 Điều 67 Nghị định 145/NĐ-CP).

Trường hợp người lao động xin nghỉ phép mà người sử dụng lao động không duyệt và yêu cầu người lao động ở lại làm việc thì tiền lương của người lao động được hưởng ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày nghỉ hàng năm đối với người lao động hưởng lương ngày) (điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019).

Trường hợp người lao động không chịu nghỉ phép năm thì công ty không có nghĩa vụ thanh toán cho những ngày phép năm còn dư;Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc công ty có quy định khác.

Duy Phách

  • Từ khóa

Hết người lớn, đến lượt trẻ em ra đường nhảy nhót để ghi hình

Vụ việc dàn xe ra giữa cao tốc, tập yoga giữa đường để quay phim, ghi hình chưa lắng xuống thì mới đây xuất hiện một đoạn clip các cháu nhỏ dàn thành đội...
16:21 - 20/05/2024
82 lượt xem

Việc cấm nhà báo ghi âm, ghi hình phiên tòa: Đại biểu Quốc hội lên tiếng

TS luật học Lê Xuân Thân, Đại biểu Quốc hội - Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội, nguyên Chánh án TAND tỉnh Khánh Hòa, đề nghị không cấm nhà báo ghi âm,...
14:39 - 20/05/2024
173 lượt xem

Nhận 'quà Tết' 5 tỉ, cựu bí thư Lào Cai hầu tòa

Cựu bí thư Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh hầu tòa với cáo buộc đã ký nhiều văn bản trái pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác quặng apatit trái...
13:40 - 20/05/2024
370 lượt xem

Hàng chục "dân chơi" nghi sử dụng ma túy tại bàn VIP quán bar

Kiểm tra cơ sở AMG Lounge - Bar, lực lượng công an phát hiện tại 3 bàn Vip gồm 26 "dân chơi" có biểu hiện sử dụng tái phép chất ma tuý
13:35 - 20/05/2024
160 lượt xem

Công an TP HCM khởi tố tội giết người với thanh niên lao xe vào cảnh sát cơ động

Nam thanh niên đã lao xe vào tổ công tác phòng, chống tụ tập đua xe khiến một chiến sĩ cảnh sát cơ động thuộc Công an TP HCM bị thương 51%
07:18 - 20/05/2024
293 lượt xem