11
/
79200
Lạm thu đầu năm học: Muôn nẻo đường... “tự nguyện”
lam-thu-dau-nam-hoc-muon-neo-duong-tu-nguyen
news

Lạm thu đầu năm học: Muôn nẻo đường... “tự nguyện”

Thứ 6, 13/09/2019 | 12:04:45
1,065 lượt xem

Cứ mỗi năm học mới, ngành giáo dục lại ra sức “siết” lạm thu bằng hàng loạt các công văn, chỉ thị, quy định, hướng dẫn… Nhưng, ở không ít trường, phụ huynh vẫn phải “cõng” tiền triệu cho các khoản tự nguyện mang tên: Tiền tài trợ giáo dục; tiền ủng hộ; quỹ hội phụ huynh; quỹ trường; quỹ lớp…

Tự nguyện nhưng “cào bằng”

Cho dù năm học mới mới bắt đầu chưa được 1 tuần nhưng từ khi tựu trường giữa tháng 8, không ít phụ huynh đã “đau đầu” khi các yêu cầu của giáo viên đối với ban đại diện phụ huynh thông qua hình thức… xin. Có khi là chiếc quạt cây, lúc lại là nâng cấp chiếc laptop cũ, máy chiếu cũ…

Mới đây, tại một trường tiểu học TP.HCM, một phụ huynh đã chia sẻ ảnh chụp tin nhắn của thầy giáo chủ nhiệm với nội dung “xin” một chiếc quạt cây và chiếc dây nguồn máy tính. Điều này khiến chị cảm thấy “ức chế”.

Mục đích của những việc “xin”, “vận động” của các thầy cô dĩ nhiên vẫn là để phục vụ công tác giảng dạy, giúp chính con em học tốt hơn nhưng cách làm lại gây phản cảm. Tuy chỉ “xin” mỗi phụ huynh “tùy tâm” hoặc cụ thể từ 50.000 – 100.000 đồng, số tiền không đáng là bao nhưng nhân lên sĩ số 50-60 em trong lớp lại là số tiền không nhỏ. Nhiều phụ huynh khẳng định rõ ràng có sự cào bằng “núp bóng” tự nguyện.

lam thu dau nam hoc: muon neo duong...   “tu nguyen” hinh anh 1

Sau cuộc họp phụ huynh đầu năm, một số phụ huynh ở Trường THPT Lê Quý Đôn  (TP.HCM) cho biết,  họ phải đóng thêm tiền quỹ lớp là 1 triệu đồng mà không được báo trước. Đây là mức đóng thêm bên cạnh tiền quỹ phụ huynh với mức 400.000 đồng. Do không được báo trước nên sau buổi họp, nhiều phụ huynh cho biết họ không mang theo đủ tiền để đóng quỹ. Ông Hà Hữu Thạch - Hiệu trưởng trường này khẳng định, trường không chủ trương thu bất cứ khoản gì từ phụ huynh cho việc xây dựng cơ sở vật chất hay phục vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Việc phụ huynh phản ánh học sinh đóng tiền quỹ trường, quỹ lớp, theo ông Thạch, có thể là hai bên chưa hiểu rõ nội dung thu chi, và cách gọi khoản này là quỹ lớp, quỹ trường cũng chưa phù hợp.

Trường THPT Lê Quý Đôn là một trong những trường thực hiện theo mô hình tiên tiến hội nhập tại TP.HCM. Mức phí tại trường năm học này theo thông báo của Sở GDĐT TP.HCM là 1,5 triệu đồng/tháng/học sinh, chưa bao gồm các khoản thu hộ, chi hộ.

Trước đó, trong tháng 8, UBND TP.Hải Phòng đã phải có văn bản yêu cầu UBND quận Hồng Bàng chỉ đạo Trường Tiểu học Ngô Gia Tự nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm liên quan đến việc yêu cầu phụ huynh đóng tiền tài trợ giáo dục trong 1 tuần. Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, tuy giáo viên nêu là “tùy tâm” nhưng một số phụ huynh lại “gợi ý” mức đóng 5 triệu đồng và nộp trong 1 tuần. Một số phụ huynh đóng góp số tiền 3 triệu đồng thì không nhận được thiện cảm từ giáo viên chủ nhiệm.

Hình thức xin “cưỡng ép” như vậy khiến nhiều phụ huynh ngao ngán mà lại không dám phản đối.

Anh Nguyễn Đức Thành (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết mỗi lần đi họp phụ huynh cho con đầu năm là một lần “toát mồ hôi” vì các khoản thu. Vẫn biết là nhiều loại phí như trông xe, bảo vệ… Sở GDĐT không quy định nhưng nhà trường vẫn đưa vào danh sách các khoản nộp đầu năm. Dù biết vô lý nhưng nhiều bố mẹ vẫn “nhắm mắt” để nộp vì chung một nỗi lo là con bị “đì”. Hơn nữa, nếu tính từng khoản nhỏ lẻ, dăm bảy chục ngàn đối với một học sinh cũng không phải quá nhiều nên phụ huynh vẫn “cố”.

“Phụ huynh thì bị “bẫy” tâm lý, nhà trường thì cố tình lách luật. Muốn chấm dứt tình trạng như vậy, theo tôi chỉ còn cách các cơ quan chức năng, Sở GDĐT phải lên kế hoạch cụ thể về việc thu chi đối với từng trường thì mới giảm được tình trạng lạm thu núp bóng tự nguyện” – anh Thành cho biết.

Những vụ lạm thu điển hình bị xử lý trong năm 2018
- Năm 2018, cựu Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Cương (Hải Phòng) là Lê Thị Thu Thủy đã bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù vì có hành vi: Lợi dụng chức vụ là Hiệu trưởng Trường tiểu học Đặng Cương, từ năm học 2015-2016 đến đầu năm học 2016-2017, bà Lê Thị Thu Thủy tổ chức thu nhiều khoản đóng góp của cha mẹ học sinh mà chưa được phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên. Tổng số tiền thu được trong 2 năm học lên tới hơn 6,7 tỷ đồng, trong đó số tiền bà Thủy chi sai mục đích lên tới 1,3 tỷ đồng khiến cho dư luận bàng hoàng về tính chất nghiêm trọng của vụ việc.
- Đầu tháng 9/2018, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) đồng loạt bức xúc, phản đối các khoản thu bất hợp lý đầu năm học. Tổng số tiền mỗi học sinh phải “gánh” lên tới 7, 8 triệu đồng tùy từng khối khác nhau. Bà Nguyễn Kim Oanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Đồng đã bị UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) ra quyết định cảnh cáo. Ngay sau khi vụ việc “chìm xuống”, nhà trường đã gửi cho phụ huynh bản thông báo thu tiền mới giảm từ 18 khoản với tổng số 8 triệu đồng xuống còn 6 khoản với số tiền 2 triệu đồng.

Phát hiện lạm thu “gõ đầu”... hiệu trưởng

Để tránh tình trạng lạm thu tái diễn trong năm học 2019 – 2020, UBND TP.Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu chi tiết 7 khoản nhà trường, hội phụ huynh không được phép thu.

Cụ thể, các khoản không được thu bao gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông xe của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm thiết bị cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên...; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Đặc biệt, năm học 2019 – 2020, Sở GDĐT đã quy định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng công tác thu – chi tại đơn vị mình quản lý. Bất kỳ trường học nào vi phạm công tác này sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật.

Ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội khẳng định: “Tất cả các nội dung thu chi đúng văn bản nhưng cần công khai, minh bạch để cho nhân dân, học sinh, giáo viên được biết. Những điều này không chỉ tập trung ở những trường công mà kể cả những trường tư. Những trường tư cũng cần công khai những nội dung thu chi của mình theo đúng quy định. Khi cần tăng học phí phải được sự đồng thuận của tất cả phụ huynh, không được tùy tiện tăng học phí”.

Trưởng Phòng GDĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) Phạm Gia Hữu cho biết trong năm học mới này Phòng sẽ thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, giám sát việc thu chi của các trường để đảm bảo các khoản tiền thu là đúng, đủ.

“Các khoản phải được thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp, ở trường, giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng để xây dựng dự toán. Ngoài ra, ban đại diện cha mẹ học sinh lập dự toán thông báo công khai và được sự đồng ý của hiệu trưởng mới thu theo quy định. Vì vậy, hiệu trưởng các trường là người chịu trách nhiệm về quỹ cha mẹ học sinh và sẽ chịu trách nhiệm cao nhất nếu để xảy ra sai phạm” – ông Hữu khẳng định.

Tại TP.HCM, để dễ dàng quản lý các nguồn thu – chi trong trường học, UBND thành phố đã giao Sở GDĐT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện chủ trương không dùng tiền mặt cho toàn bộ các đơn vị giáo dục trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, tổ chức thí điểm triển khai “Phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu” do Đề án thẻ SSC thuộc Sở GDĐT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố xây dựng cho các đơn vị giáo dục trực thuộc các quận - huyện.

Sở GDĐT TP.HCM cũng đã ban hành khung thu quy định (không được thu quá khung) bao gồm 6 khoản khác nhau như tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức phục vụ và quản lý bán trú… để tránh tình trạng thu tiền “vô tội vạ” có thể xảy ra.

Theo Việt Phương - Thuận Hải/Dân việt

  • Từ khóa

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
518 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,134 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,506 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
1,537 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
1,634 lượt xem