11
/
142110
Với trí tuệ nhân tạo, giáo viên thành thuyền trưởng thay vì người lái đò
voi-tri-tue-nhan-tao-giao-vien-thanh-thuyen-truong-thay-vi-nguoi-lai-do
news

Với trí tuệ nhân tạo, giáo viên thành thuyền trưởng thay vì người lái đò

Thứ 3, 07/02/2023 | 11:16:33
2,167 lượt xem

Hình ảnh giáo viên là người lái đò chở từng thế hệ học trò trên con thuyền tri thức sẽ có nhiều thay đổi trong kỷ nguyên công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT lên ngôi.

"Cơn bão" trí tuệ nhân tạo (AI) kéo qua tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội và con thuyền tri thức không nằm ngoài "tâm bão". Tuy nhiên, việc sẵn sàng thích ứng không chỉ giúp con thuyền không bị đánh chìm, mà còn là cơ hội để lướt nhanh hơn trên biển cả tri thức. Việc thay đổi này phải diễn ra kịp thời, đặc biệt với yếu tố con người.

Trong kỷ nguyên công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT lên ngôi, hình ảnh giáo viên là người lái đò chở từng thế hệ học trò sang sông có thể sẽ trở thành dĩ vãng. Bởi lẽ việc phân công nhân sự trên con thuyền hiện đại ngày nay đang bước sang một giai đoạn mới, với vai trò không thể phủ nhận của AI.

Sự thay đổi về vai trò của thầy và trò

Người thầy không còn là người lái đò đơn độc gánh học trò trên con thuyền nhỏ, mà phải trở nên một thuyền trưởng đủ tầm định hướng con thuyền học vấn với sứ mạng tổng quát cùng những mục tiêu cụ thể.

Người thầy-thuyền trưởng phải biết năng lực của từng thành viên trên con thuyền, phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, có sự giám sát và đánh giá sự tiến bộ về kiến thức, năng lực cùng phẩm chất trong từng giai đoạn cụ thể.

Thuyền trưởng còn phải biết con thuyền có những trang bị hiện đại về công nghệ kỹ thuật, cách sử dụng chúng và hướng dẫn học sinh sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Không còn là hành khách thụ động, học sinh phải tích cực tham gia vào quá trình vận hành, điều khiển để con thuyền tri thức tiến lên.

Các em được giao nhiệm vụ học tập và có thể sử dụng những phương tiện hiện đại, kể cả AI để hoàn thành chúng. Chính trong quá trình này, học sinh sẽ tự hình thành kỹ năng sử dụng công cụ hiện đại, tích lũy kiến thức để sẵn sàng bước vào hành trình tiếp theo.

 Sự thay đổi vai trò trên con thuyền tri thức - Ảnh 1.

Người thầy không còn là người lái đò đơn độc gánh học trò trên con thuyền tri thức. ĐÀO NGỌC THẠCH

Không còn truyền đạt kiến thức "một chiều" hay "độc quyền" 

Thực tế các công nghệ AI như ChatGPT chỉ là một công cụ hiện đại, giúp cung cấp tư liệu, thông tin cần thiết một cánh nhanh chóng. Công cụ AI không thể dẫn đường, không tự định hướng và không tự thao tác để "nhồi" kiến thức, kỹ năng cho người học.

Những gì công nghệ AI có thể mang đến là sự thay đổi trong cách truyền đạt kiến thức "một chiều" hay "độc quyền" của người thầy.

Bên cạnh đó, cách đánh giá học trò cũng không chỉ đơn giản là sản phẩm cuối cùng mà còn là quá trình tạo ra chúng. Thậm chí, giáo viên có thể tận dụng ChatGPT để xây dựng những buổi tranh luận, thảo luận giúp học sinh tự rút ra bài học, kiến thức.

Sự trỗi dậy của AI có thể được xem như là một cú sốc điện kịp thời, hiệu quả cho những trái tim giáo dục đang đập chậm chạm bởi sự trì trệ. Những hứa hẹn mà cú sốc này mang đến sẽ rất lớn, thay đổi những cũ kỹ trong ngành giáo dục, thúc đẩy dòng máu đổi mới lan tỏa mọi ngóc ngách.

Chỉ khi có một trái tim tràn đầy nguồn năng lượng mới, giáo dục mới bước nhanh, bắt kịp với sự thay đổi đang diễn ra từng giây từng phút.

Báo Thanh Niên mở diễn đàn: "Trí tuệ nhân tạo lên ngôi, giáo viên sẽ dạy gì?" với mong muốn nhận được những chia sẻ, trải nghiệm, khuyến nghị, ý kiến từ độc giả để ngành giáo dục thực hiện gấp kế hoạch phải thay đổi ra sao và vai trò của giáo viên thế nào, sẽ dạy gì cho học sinh khi gần như mọi thứ đã có sẵn trên mạng?
Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ thanhniengiaoduc@thanhnien.vn. Những bài chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn.

Theo Nguyễn Hiếu Quân/Thanh niên

https://thanhnien.vn/voi-tri-tue-nhan-tao-giao-vien-thanh-thuyen-truong-thay-vi-nguoi-lai-do-185230206100820688.htm

  • Từ khóa

Rớt lớp 10 trường công lập không phải là một thảm họa

Học sinh lớp 9 đối mặt nhiều áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tôi muốn kể câu chuyện bản thân mình trưởng thành từ trung tâm giáo dục thường xuyên...
20:28 - 29/04/2024
341 lượt xem

Đào tạo nhân lực sư phạm: Có cần kỳ thi riêng?

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng cùng các phương thức tuyển sinh khác
12:42 - 29/04/2024
549 lượt xem

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
1,181 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,831 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,975 lượt xem