11
/
133029
Vì sao nhiều giáo viên nghỉ việc?: Áp lực để đạt 100% học sinh lên lớp
vi-sao-nhieu-giao-vien-nghi-viec-ap-luc-de-dat-100-hoc-sinh-len-lop
news

Vì sao nhiều giáo viên nghỉ việc?: Áp lực để đạt 100% học sinh lên lớp

Thứ 7, 20/08/2022 | 16:55:41
3,022 lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến giáo viên nghỉ việc, trong đó có nguyên nhân chính là đồng lương không tương xứng trong khi công việc lại gây rất nhiều áp lực cho giáo viên.

Tất bật với bao loại hồ sơ sổ sách

Một giáo viên phải có giáo án soạn đủ các bước lên lớp dù dạy khối lớp đó trên 20 năm. Nhưng giáo viên đâu chỉ có giáo án mà còn rất nhiều loại hồ sơ khác như kế hoạch giảng dạy tuần, kế hoạch giảng dạy cho năm học, kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, sổ dự giờ, sổ điểm…

Ngành giáo dục cần giảm bớt các thủ tục rườm rà về hồ sơ sổ sách. 

Nếu chủ nhiệm thì phải có sổ chủ nhiệm, giáo án sinh hoạt ngoài giờ lên lớp… Tất cả các loại sổ sách đều khá đẹp trong khi giáo viên thì ngày càng “khô héo” vì tất bật công việc. Tuy nhiên không chỉ có giáo viên dạy lớp vất vả với các loại hồ sơ sổ sách mà cán bộ quản lý cũng không kém. Hình ảnh thầy hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng suốt ngày phải ngồi vào bàn vi tính làm việc thật sự quá quen thuộc với nhiều người.

Dự giờ, hội họp quá nhiều

Việc dự giờ thăm lớp là quy định bắt buộc của ngành giáo dục dù ai cũng biết dự giờ càng nhiều thì lợi bất cập hại và làm mất thời gian cho giáo viên. Nhiều giáo viên dạy vào buổi sáng thì buổi chiều phải ở lại dự giờ đồng nghiệp mới đủ 18 tiết theo quy định trong năm học. Thực tế cho thấy những tiết học có dự giờ thì học sinh thường rụt rè sợ sệt, nhiều em giỏi cũng phát biểu sai những câu hỏi rất dễ. Các em không tiếp thu bài tốt bằng những tiết học bình thường. Ngoài ra, giáo viên còn phải tham gia nhiều hội thi như thi giáo viên dạy giỏi, thi chủ nhiệm giỏi… làm cho nhiều người rất mệt mỏi.

Khó mà tính chung trong một năm học có bao nhiêu cuộc họp dành cho giáo viên như họp hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn, họp tổ chủ nhiệm, họp ban lãnh đạo mở rộng, họp chi bộ, họp phụ huynh... Đành rằng họp hội là điều bắt buộc với bất cứ cơ quan, trường học nào, tuy nhiên nếu có quá nhiều cuộc họp sẽ chiếm thời gian giáo viên rất nhiều. Cái kiểu dạy buổi sáng, họp buổi chiều. Tối về mệt thì còn sức đâu mà chuẩn bị tốt cho bài dạy ngày hôm sau.

Áp lực về điểm số và thành tích cuối năm học

 Bệnh thành tích trở thành căn bệnh mãn tính của ngành giáo dục từ nhiều năm nay. Những chỉ tiêu đẹp như lên lớp 100%, tốt nghiệp 100% … trở thành áp lực dành cho giáo viên. Riêng từng bộ môn dạy đối với bậc trung học hay kết quả cuối năm dành cho giáo viên dạy bậc tiểu học luôn có chỉ tiêu rất cao. Chẳng hạn nhiều trường tiểu học ra quy định giáo viên nào có học sinh lưu ban thì không hoàn thành nhiệm vụ.

Tất nhiên giáo viên nào cũng sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Thế là để đạt tỷ lệ 100% lên lớp, họ phải xoay xở sao cho cuối cùng không có học sinh lưu ban. Đây là lý do vì sao có tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Tệ hại có em học sinh học đến lớp 5 mà đọc chữ không chạy hay làm toán lớp 1, lớp 2 không được. Tất cả đều do chỉ tiêu đầu năm đưa ra và giáo viên không thể không tuân thủ.

Ở bậc học trung học cơ sở, chỉ tiêu 100% học sinh tốt nghiệp thật sự là ảo và rất khó đạt được nhưng ngành giáo dục bắt các trường phải đạt. Khi các em học sinh lớp 9 hiểu rằng dù học thế nào cuối năm cũng tốt nghiệp thì liệu các em có còn ý chí phấn đấu hay không?

Dạy học là nghề nghiệp đặc trưng, rất cần cái tâm và sự tự giác của người thầy chứ đâu phải bất cứ tiết dạy nào cũng có thầy cô dự giờ để kiểm tra xem có dạy đúng theo giáo án hay không? Hãy để cho giáo viên tự giác đem hết bầu nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và cần trả lại sự tự do, sáng tạo cho người thầy. 

Ngành giáo dục càng kiểm tra, kiểm soát giáo viên gắt gao với những thủ tục rườm rà chỉ làm cho bầu nhiệt huyết của giáo viên cạn kiệt và chỉ làm việc với tinh thần đối phó mà thôi. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều giáo viên không còn xem nghề dạy học là niềm đam mê mà là gánh nặng. Khi giáo viên không còn yêu nghề thì liệu chất lượng giáo dục có nâng cao hay không?

Làm thế nào để giáo viên giảm bớt áp lực?

Cần giảm bớt số tiết dự giờ trong năm học cho giáo viên. Dự giờ số lượng ít nhưng có sự đầu tư tiết dạy chu đáo, rút kinh nghiệm nghiêm túc còn hơn dự giờ quá nhiều cho đủ số lượng mà đồng nghiệp không học hỏi gì kinh nghiệm của nhau. Khi có thời gian rảnh thì giáo viên sẽ nghiên cứu, đầu tư cho tiết dạy tốt hơn. Thậm chí giáo viên có thể soạn bài riêng cho từng đối tượng học sinh, có thời gian phụ đạo cho học sinh yếu.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-nhieu-giao-vien-nghi-viec-ap-luc-de-dat-100-hoc-sinh-len-lop-post1489841.html

  • Từ khóa

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
369 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
403 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
546 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
564 lượt xem

Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố yêu cầu mới về tài chính, Úc tiếp tục tăng mức tối thiểu mà du học sinh phải chứng minh để được xét duyệt thị thực du...
06:45 - 03/05/2024
607 lượt xem