11
/
123769
Bắt nạt trên mạng thời đại dịch: Đe dọa vô hình và hiểm họa hữu hình
bat-nat-tren-mang-thoi-dai-dich-de-doa-vo-hinh-va-hiem-hoa-huu-hinh
news

Bắt nạt trên mạng thời đại dịch: Đe dọa vô hình và hiểm họa hữu hình

Thứ 7, 05/02/2022 | 06:42:13
1,012 lượt xem

Từ khi đại dịch diễn ra, trẻ có nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với các nền tảng học trực tuyến và mạng xã hội, dẫn đến nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt trên mạng.

Bắt nạt trên mạng thời đại dịch: Đe dọa vô hình và hiểm họa hữu hình - 1

Việc học trực tuyến có thể khiến trẻ vô tình trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt qua mạng (Ảnh: The Star).

Khảo sát của tập đoàn Digi Telecommunications trên 1.746 học sinh, sinh viên Mỹ ở độ tuổi dưới 21 cho biết, 5% người tham gia khảo sát là nạn nhân của nạn bắt nạt trực tuyến kể từ khi đại dịch xảy ra. 50% trong số này bị bắt nạt hàng tuần, chủ yếu từ các nền tảng nhắn tin và mạng xã hội.

"Chỉ 42% thanh thiếu niên được hướng dẫn về cách bảo vệ bản thân trước nạn bắt nạt trực tuyến, chủ yếu từ ba mẹ, người giám hộ hoặc các chương trình của nhà trường. Trong khi đó, 80% trẻ em dưới 10 tuổi cho biết không nhận được bất cứ hướng dẫn nào.

Vì vậy, Chính phủ, các ban ngành, giáo viên, cha mẹ và người giám hộ cần hợp tác để bảo vệ trẻ trước các rủi ro trên mạng", tập đoàn Digi chia sẻ vào tháng 11/2021.

Năm 2021, tập đoàn Digi đã cùng hợp tác với Đại học Sunway tại Malaysia tiến hành khảo sát với chủ đề: "Trẻ em lên mạng thời đại dịch: Cơ hội và thách thức".

Kết quả cho thấy, kể từ khi đại dịch diễn ra, 71% trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị điện tử. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ sử dụng điện thoại thông minh để lên mạng là 89%.

Trong khi trẻ em dưới 12 tuổi lên mạng chủ yếu để phục vụ việc học, thì các thanh thiếu niên ở độ tuổi lớn hơn dành nhiều thời gian hơn để truy cập mạng xã hội, kết nối với bạn bè và cập nhật các xu hướng mới.

Bàn về vấn đề này, U-Report, nền tảng nhắn tin và thu thập dữ liệu về các vấn đề xã hội của UNICEF chia sẻ đã phát hiện những con số đáng lo ngại.

Trong khảo sát "Bắt nạt và bạo lực trực tuyến tại Malaysia" vào tháng 6/2019 trên 6.795 học sinh, sinh viên, U-Report cho biết, 72% số người tham gia khảo sát là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, với 30% trong độ tuổi 15-19.

Trong khi 80% người trẻ được khảo sát chia sẻ bản thân bị bắt nạt nhiều nhất khi sử dụng mạng xã hội, 61% thanh thiếu niên từ độ tuổi 15-19 lại trở thành nạn nhân của việc bắt nạt qua các ứng dụng nhắn tin riêng tư.

Một điều đáng lo ngại là 64% nạn nhân của bắt nạt trực tuyến chia sẻ bản thân không biết số điện thoại của tổng đài trợ giúp trẻ em bị bắt nạt trên Internet.

Vào tháng 9 năm 2019, UNICEF cho biết khoảng 1/3 thanh thiếu niên tại 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm Malaysia, là nạn nhân của nạn bắt nạt trên mạng.

Báo cáo của UNICEF và đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về bạo lực trẻ em cũng cho thấy 1/5 trẻ em được khảo sát đã bỏ học vì bị bắt nạt và bạo lực qua mạng.

Những con số biết nói cho thấy, nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn nạn bắt nạt trên mạng, thì thanh thiếu niên có thể gặp những vấn đề về tinh thần, tự làm tổn thương bản thân, hoặc tệ hơn là tự tử.

Theo Nguyễn Lê Hải/Dân trí (nguồn www.thestar.com.my) 

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bat-nat-tren-mang-thoi-dai-dich-de-doa-vo-hinh-va-hiem-hoa-huu-hinh-20220202011641813.htm

  • Từ khóa

Rớt lớp 10 trường công lập không phải là một thảm họa

Học sinh lớp 9 đối mặt nhiều áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tôi muốn kể câu chuyện bản thân mình trưởng thành từ trung tâm giáo dục thường xuyên...
20:28 - 29/04/2024
82 lượt xem

Đào tạo nhân lực sư phạm: Có cần kỳ thi riêng?

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng cùng các phương thức tuyển sinh khác
12:42 - 29/04/2024
265 lượt xem

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
914 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,562 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,957 lượt xem