11
/
114770
Giáo dục chuyển trạng thái thích ứng với dịch bệnh
giao-duc-chuyen-trang-thai-thich-ung-voi-dich-benh
news

Giáo dục chuyển trạng thái thích ứng với dịch bệnh

Thứ 6, 13/08/2021 | 08:30:24
2,025 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn yêu cầu ngành giáo dục cần chuyển trạng thái để thích ứng với tình hình dịch bệnh, giảm thiểu các tổn thương, tác động tiêu cực đến giáo dục

Ngày 12-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học.

Đáp ứng chuẩn trong bối cảnh dịch bệnh

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT, cho hay giáo dục tiểu học đã triển khai nhiệm vụ năm học trong bối cảnh khó khăn và khác biệt. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, cũng là năm học cả nước chịu ảnh hưởng của nhiều đợt dịch Covid-19. Giáo dục tiểu học vừa tích cực phòng chống dịch Covid-19 vừa triển khai chương trình phổ thông mới đối với lớp 1. Tuy nhiên, theo ông Tài, tổng hợp kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 của các địa phương cho thấy tất cả trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định.

Giáo dục chuyển trạng thái thích ứng với dịch bệnh - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (đứng) và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị Ảnh: THẾ ĐẠI

Tuy nhiên, tại hội nghị, không ít khó khăn, vướng mắc trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã được nêu lên, đặc biệt là việc thiếu giáo viên và khó khăn trong tuyển dụng giáo viên là vấn đề chung của nhiều tỉnh, thành phố. Một số địa phương như Bình Dương, TP HCM... áp lực về cơ sở vật chất, trường lớp để bảo đảm dạy học 2 buổi/ngày là một thách thức lớn.

Tại hội nghị, các địa phương cho biết đã xây dựng các kịch bản, phương án phù hợp, linh hoạt với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp để sẵn sàng bước vào năm học mới. Đồng thời, đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo

Giải đáp những ý kiến này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng năm học mới diễn ra trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh khó lường, vì thế cần ý thức đầy đủ các khó khăn và thách thức. "Không như các lĩnh vực khác, một khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian để phục hồi sẽ rất dài. Do đó cần ưu tiên để toàn ngành chuyển trạng thái, thích ứng và giảm thiểu các tổn thương, các tác động tiêu cực" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, cần hạn chế thấp nhất những tổn thương, ảnh hưởng. Và việc chuyển trạng thái phải tính tới lâu dài chứ không chỉ tạm thời. "Phải có sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với dịch bệnh, bảo đảm an toàn trên cơ sở không thay đổi mục tiêu bảo đảm chất lượng, lương tâm và trách nhiệm không thay đổi. Bất biến về chuẩn đầu ra và chất lượng nhưng vạn biến về phương pháp" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ.

Nhấn mạnh đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bối cảnh dịch bệnh là bậc tiểu học, người đứng đầu ngành giáo dục thẳng thắn cho rằng thách thức ở bậc học này là những hạn chế về sức khỏe, thể lực, hạn chế trong sử dụng thiết bị công nghệ, khó khăn trong tương tác học tập trực tuyến... Bậc học này còn có số lượng trường, điểm trường lớn, phân tán, cơ sở vật chất nhiều khó khăn. Ngoài ra, những biến động về nghề nghiệp, nơi ở, sinh kế của các gia đình do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, dẫn tới nguy cơ trẻ em không đến trường, bỏ học... "Chính vì thế, cần phát huy hơn nữa sự chủ động, sáng tạo của địa phương, giáo viên. Các địa phương cũng điều chỉnh cơ chế chính sách và chuẩn bị cơ sở vật chất cho phù hợp với điều kiện thực tế" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh. 

Triển khai linh hoạt kế hoạch năm học mới

Về kế hoạch năm học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý các địa phương triển khai kế hoạch linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó tận dụng tối đa thời gian "vàng" để dạy trực tiếp. Bộ trưởng cũng yêu cầu Vụ Giáo dục tiểu học sớm ban hành hướng dẫn những nội dung giảng dạy cốt lõi, căn bản cho bậc tiểu học, ưu tiên giảng dạy những nội dung cốt lõi, căn bản theo hình thức trực tiếp nếu có thể và cân nhắc việc kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp nhất.


Theo Yến Anh/NLĐO

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/giao-duc-chuyen-trang-thai-thich-ung-voi-dich-benh-20210812202336898.htm

  • Từ khóa

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã...
08:22 - 04/05/2024
188 lượt xem

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
563 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
576 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
746 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
749 lượt xem