Dù phải lo cuộc sống gia đình 3 người với số tiền lương hạn hẹp nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì còn rất nhiều cách giúp bạn trang trải mà vẫn để có được tiền tiết kiệm.
Áp dụng quy tắc 50/20/30
Phân bổ thu nhập là bước đầu tiên và quan trọng trước khi quyết định chi tiêu trong gia đình.
Việc nắm rõ tài chính giúp bạn tính toán được tổng thu nhập hàng tháng của gia đình. Phân bổ vào những khoản chi tiêu hợp lý, loại bỏ những khoản chi không cần thiết.
50/20/30 là cách phân bổ tiền lương hàng tháng theo tỷ lệ 50%, 20% và 30%. Tương ứng với các danh mục như sau:
- 50% dành cho nhu cầu thiết yếu: Thuê/trả góp nhà, điện nước, ăn uống, đi lại, tiền học cho con cái,…
- 20% dành cho tiết kiệm, quỹ dự phòng khẩn cấp, quỹ đầu tư,…
- 30% còn lại cho nhu cầu cá nhân: Mua sắm, giải trí, thể thao,...
Tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình, bạn có thể điều chỉnh con số này sao cho phù hợp.
(Hình minh họa).
Lập ngân sách chi tiêu
Sau khi phân bổ tiền lương vào các khoản chi tiêu, việc tiếp theo bạn cần thực hiện để tránh tình trạng bội chi, chi tiêu quá đà đó là lập ngân sách chi tiêu. Thực chất của việc lập ngân sách là đặt ra hạn mức chi tiêu cho những khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết.
Kế hoạch lập ngân sách phải dựa trên tình hình thu và chi thực tế của gia đình. Để biết chính xác nhu cầu chi tiêu của cả gia đình, bạn nên theo dõi và quan sát từ 1 đến 2 tháng, không bỏ qua những khoản chi dù là nhỏ nhất.
Có hai cách để lập ngân sách chi tiêu là: Cách truyền thống và sử dụng ứng dụng chi tiêu thông minh.
Cố gắng ghi chép thật đầy đủ và chi tiết những khoản chi mà mình đã thực hiện trong một tháng. Càng chi tiết càng tốt để nắm được nhu cầu sử dụng tiền bạc của gia đình.
(Hình minh họa).
Mẹo tiết kiệm
Sau khi lập ngân sách chi tiêu hãy quan sát những con số chi tiết mỗi tháng. Trong cuộc sống chi tiêu của gia đình 3 người thì những mẹo mua sắm, mẹo tiết kiệm điện, nước,… cũng là những vấn đề mà bạn cần quan tâm.
Ngoài những lý do kể trên, thì việc áp dụng những mẹo chi tiêu chính là yếu tố ảnh hưởng, góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã đặt ra.
Có nhiều mẹo chi tiêu tiết cho gia đình 3 người mà bạn có thể tham khảo:
Hạn chế ăn ngoài
Ngân sách dành cho ăn uống chiếm một phần không hề nhỏ trong kế hoạch chi tiêu hàng tháng của gia đình.
Do đó, nếu bạn không có kế hoạch đi chợ, nấu ăn tại nhà thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cũng như gây tốn kém chi phí. Không những thế còn vượt quá ngân sách đã đặt ra.
Vì vậy, để tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Bạn nên chăm chỉ nấu ăn tại nhà, đi chợ vào sáng sớm để lựa chọn những thực phẩm tươi ngon.
Tiết kiệm tiền điện, nước
(Hình minh họa).
Vào thời điểm mùa hè, hay mùa đông thì hóa đơn tiền điện, nước sẽ tăng lên một cách đáng kể. Do sử dụng các thiết bị làm mát hoặc làm ấm.
Do đó, bạn nên tiết kiệm để tối giản chi phí. Có thể thực hiện bằng những cách sau đây:
- Tắt điện trước khi ra khỏi nhà
- Sử dụng quạt trần
- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
- Lau chùi các thiết bị điện thường xuyên
- Sử dụng nước tiết kiệm
Lên danh sách trước khi mua sắm
(Hình minh họa).
Để tránh tình trạng rỗng túi sau mỗi lần mua sắm, hoặc vượt quá ngân sách đã đặt ra. Bạn nên tạo thói quen lập danh sách trước khi đi mua sắm.
Điều này đảm bảo việc chi tiêu luôn trong tầm kiểm soát và tiết kiệm thời gian.
Từ danh sách này, bạn chỉ nên mang đủ hoặc thừa một chút theo ước tính để đảm bảo không chi tiêu quá đà.
Không vay nợ
Kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 3 người sẽ đổ bể nếu bạn lâm vào tình trạng nợ nần.
Rà soát tất cả những khoản vay – nợ từ ít đến nhiều để nắm rõ tình hình. Từ đó, có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hơn để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh nợ nần.
Nếu khoản nợ là quá nhiều, bạn nên chia thành từng khoản nhỏ và tiết kiệm vào mỗi tháng. Duy trì thói quen tiết kiệm này, bạn sẽ hoàn thành kế hoạch trả nợ.
Nên giữ thói quen tiết kiệm
(Hình minh họa).
Một trong những thói quen mà nhiều gia đình ít thành viên thường mắc phải, đó chính là chi tiêu trước khi tiết kiệm. Điều này dễ khiến bạn và gia đình vung tay quá chán, lâm vào tình trạng bội chi khi cứ chi tiêu thoải mái, mà bỏ quên việc tiết kiệm.
Sẽ có những vấn đề, rủi ro có thể xảy ra do đó, để chủ động trước những tình huống xấu xảy ra, bạn nên có một khoản tiết kiệm hay quỹ dự phòng để phòng tránh. Theo chuyên gia tài chính, nên dành 5 – 10% cho khoản tiết kiệm hay quỹ dự phòng. Để đề phòng cho những rủi ro có thể xảy ra như: ốm đau, bệnh tật, xe hỏng, con cái…
Nếu thu nhập của gia đình không quá cao, hàng tháng không thể tiết kiệm. Cách tốt nhất, hãy nâng cao thu nhập. Điều này vừa giúp việc chi tiêu trong gia đình thoải mái hơn, vừa gia tăng thêm tài khoản tiết kiệm.
Một số công việc làm thêm mà bạn có thể tham khảo để tăng thu nhập cho gia đình như bán hàng online, làm đồ handmade, gia sư, cộng tác viên viết bài hay giao hàng.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân mà sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, khi quyết định làm thêm bạn cần cân nhắc giữa thời gian và sức khỏe của bản thân. Không nên để chúng ảnh hưởng đến nhau, đảm bảo vẫn có thời gian chăm sóc cho gia đình và con cái.
Những cách tiết kiệm tiền hàng tháng
(Hình minh họa).
Bạn có thể tiết kiệm chi tiêu cho gia đình 3 người bằng cách, sau khi nhận lương hãy trích riêng một khoản chuyển vào tài khoản tiết kiệm.
Hoặc đăng ký mở tài khoản tiết kiệm cùng ngân hàng nhận lương, đảm bảo thuận tiện.
Tuy nhiên, trước khi quyết định mở tài khoản tiết kiệm. Bạn nên cân nhắc một vài yếu tố như: nơi gửi, thời hạn gửi, lãi suất,…
Nên chọn những tổ chức tài chính uy tín, hoặc gửi các ngân hàng uy tín để đảm bảo an toàn.
Theo Thiên An/ Pháp Luật Và Bạn Đọc
http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/bi-quyet-chi-em-can-biet-ve-chi-tieu-khoa-hoc-de-du-tien-tiet-kiem-cho-gia-dinh-3-nguoi-o-thanh-pho-dat-do-214459