Người tiêu dùng thanh toán điện tử để tránh lây lan dịch bệnh, giảm tiếp xúc với vi khuẩn trên bề mặt tiền mặt.
Để phòng bệnh do virus corona, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cách ly những tờ USD thu về từ châu Á trước khi tái lưu chuyển trong hệ thống tài chính ở nước này. Ngân hàng trung ương Anh cũng thừa nhận tiền mặt có thể mang virus. Cùng đó, Trung Quốc cũng khử trùng, tiêu hủy một lượng tiền mặt bị nghi có dấu tích virus corona.
Theo trang The Telegraph, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, virus corona có thể tồn tại trên bề mặt tiền giấy trong nhiều ngày, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Một số nghiên cứu cho rằng virus này cũng trú ngụ trên bề mặt cứng trong tối đa 9 ngày, gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch. Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học New York (Mỹ) xác định 3.000 loại vi khuẩn tồn tại trên những tờ USD.
Việc thanh toán điện tử giúp người tiêu dùng tránh lây lan dịch bệnh.
Thực tế, tiền mặt sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, là phương thức thanh toán thông dụng. Trước lo ngại của tiền giấy, tiền polymer, tiền xu tiềm ẩn là nguồn của tác nhân gây bệnh, rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng. Ngày nay, người tiêu dùng dịch chuyển dần sang thanh toán không tiền mặt.
Đây cũng là phương thức thanh toán được nhiều nước khuyến khích, trong đó có Việt Nam. Quá trình dịch chuyển sang thanh toán điện tử thông qua việc tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế; thu hẹp hoạt động kinh tế ngầm; cùng với đó là mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng - tài chính tới người dân.
Tại Việt Nam, theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, và tiến tới 100% tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng. Bên cạnh đó, sẽ có 50% cá nhân, hộ gia đình tại các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm.
Hiện, hầu hết các siêu thị đều sử dụng thanh toán điện tử.
Trong lĩnh vực bán lẻ, những đơn vị trong ngành cũng nhanh chóng đưa ra hàng loạt các tiện ích thông minh, giới thiệu trải nghiệm mua sắm 4.0 đến người tiêu dùng trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Cụ thể, chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+ ứng dụng công nghệ số, mang đến tính năng mua sắm Scan & Go tại hơn 3.000 điểm bán trên khắp cả nước của hệ thống này.
Qua đó, khách mua hàng chỉ cần mở ứng dụng VinID, chọn tính năng Scan & Go, quét mã QR các sản phẩm muốn mua tại "VinMart 4.0" và thanh toán ngay không cần tiền mặt. Khách hàng cũng có thể tra cứu toàn bộ thông tin từ tên, nguồn gốc, giá cả, thương hiệu... đến các chương trình khuyến mại đang áp dụng trên toàn hệ thống để quyết định mua hàng thông thái, chính xác.
Khách hàng của VinMart có thể thanh toán không tiền mặt bằng ví điện tử VinID.
Khách hàng đến các siêu thị VinMart sẽ trải nghiệm mua hàng online khi lựa chọn phương thức "nhận hàng tại nhà". VinMart cũng hợp tác với các hãng giao vận lớn như Grab, Go Việt... để vận chuyển tận nhà khách hàng chỉ sau 2 đến 4 giờ.
Bên cạnh đó, tại các siêu thị VinMart cũng có riêng một quầy thu ngân cho khách hàng sử dụng thanh toán bằng Scan&Go, có thể thanh toán không tiền mặt bằng ví điện tử VinID. Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng làm quen với xu hướng thanh toán mới của thế giới, mà còn tiết kiệm tới 90% thời gian xếp hàng chờ đợi khi đi mua sắm trong mùa dịch này.
Theo Lê Nguyễn/VnExpress
https://vnexpress.net/doi-song/han-che-dung-tien-mat-de-tranh-dich-covid-19-4067073.html