9
/
180522
Cách học thông minh cùng AI để ôn thi tốt nghiệp
cach-hoc-thong-minh-cung-ai-de-on-thi-tot-nghiep
news

Cách học thông minh cùng AI để ôn thi tốt nghiệp

Thứ 3, 20/05/2025 | 07:15:00
2,223 lượt xem

Để giúp thí sinh nhẹ nhàng vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2025 đã tổ chức chương trình talkshow với chủ đề "Thi cử nhẹ nhàng cùng AI" bằng hình thức trực tuyến.

Có thể coi AI là bạn

Ban tổ chức cho biết trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển nhanh đột biến và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng nhiều, tràn lan trên internet đã làm dấy lên nhiều băn khoăn như AI có thể giúp học sinh (HS) "học nhanh hơn", nhưng có làm giảm khả năng tư duy gốc không? Hay làm sao để HS có thể chọn lọc và tiếp nhận chính xác giữa hàng trăm công cụ và thông tin?...

Chương trình đã mời 3 vị khách mời đặc biệt, là những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực: tâm lý học đường, chính sách giáo dục và công nghệ để cùng giải mã cách học thông minh, hiệu quả, giúp các bạn HS tìm được một chiến lược học tập thông minh bằng AI, biến kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn là nỗi lo và mùa "vượt vũ môn" sẽ trở thành "mùa thi hạnh phúc", giúp thí sinh nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi.

Khách mời của chương trình là PGS-TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục VN; tiến sĩ Ngô Di Lân (ĐH Brandeis, Mỹ); tiến sĩ Phạm Huy Hiệu, giảng viên, nhà nghiên cứu và Giám đốc khoa học tại Trường ĐH VinUni. Anh là chủ nhân giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng năm 2023, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Cách học thông minh cùng AI để ôn thi tốt nghiệp- Ảnh 1.

Các khách mời của chương trình ẢNH: NHẬT NAM

Chia sẻ tại chương trình, PGS-TS Trần Thành Nam cho biết tâm lý thí sinh thường hoang mang trước mỗi mùa thi, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin có rất nhiều tri thức trên mạng, nên càng học có thể lại càng thấy mông lung. Bên cạnh đó, có thí sinh lập kế hoạch cho việc ôn tập nước rút chưa phù hợp, nên càng gần đến ngày thi càng cảm giác kiệt sức và mất tập trung với mạng xã hội. "Thí sinh cần tự tin, vì năng lực không hình thành trong một ngày mà được tích lũy nhiều năm rồi. Trước kỳ thi và ở giai đoạn nước rút này chỉ cần chuẩn bị sức khỏe và tinh thần để bước vào phòng thi nhẹ nhàng", ông Nam khuyến nghị.

Chia sẻ về việc có nên sử dụng AI trong ôn thi, ông Nam cho rằng việc dùng AI sẽ giúp sức rất nhiều cho thí sinh, ít nhất là kiến thức phổ thông. Đặc biệt, dùng AI sẽ mang đến niềm vui vì muốn hỏi gì cũng được. Có thể coi AI như một người bạn đồng hành để giảm áp lực trong mùa thi. "AI sẽ đưa ra lời khuyên hoặc hướng dẫn ôn tập, giúp cho mình đỡ "cô đơn", để ôn bài hiệu quả hơn. Cần ứng dụng nào hỗ trợ học tập AI cũng có thể hỗ trợ được. Tuy nhiên, về cơ bản AI trả lời đúng nhưng cũng "bịa" nên phải nghe một cách tỉnh táo để có áp dụng được hay không", ông Nam khuyên.

Theo ông Nam, muốn sử dụng AI hiệu quả, thí sinh phải đổi mới mình và tin vào khả năng tự học của mình, đã được rèn luyện qua các năm. "Hãy tự tin vì kỹ năng đó được thầy cô giúp rồi, chỉ dùng AI để tăng khả năng hỗ trợ. AI ngày càng thông minh nhưng cần phải đánh giá những nội dung AI tư vấn", ông Nam nhấn mạnh.

AI không thay được thầy cô và gia đình

Đưa ra lời khuyên về việc áp dụng AI như thế nào để ôn tập, tiến sĩ Phạm Huy Hiệu cho biết vai trò của AI có 2 hệ, là "quyết định" và "hỗ trợ". Nếu là hệ "quyết định" thì có thể thay thế con người, nếu "hỗ trợ" thì không thay thế. Với công nghệ hiện nay thì AI chỉ là vai trò hỗ trợ, chưa thể thay thế thầy cô được. Thầy cô là người truyền cảm hứng, tạo động lực cho HS.

Anh Hiệu cho rằng khi sử dụng AI cần phân loại theo mức độ khác nhau, trong đó có 4 mức độ: tuyệt đối không sử dụng (trong khi thi); sử dụng khám phá, lập kế hoạch phát triển ý tưởng; hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ; sử dụng bất cứ việc gì.

Đối với thí sinh, theo anh Hiệu, nên sử dụng AI để tìm kiếm thông tin nhanh hơn, diễn giải các khái niệm và tìm lời giải. Tuy nhiên, đối với việc tìm lời giải (đưa đề bài để giải) là cách không khuyến khích vì nếu lạm dụng việc này sẽ làm mất khả năng tư duy.

Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, tiến sĩ Ngô Di Lân cũng cho rằng AI là "người bạn" rất quan trọng để giúp thí sinh thoát khỏi sự "cô đơn", tác động đến tâm lý giải quyết vấn đề, có AI rất tự tin. Tuy nhiên, AI có tiềm năng và nguy cơ rủi ro cũng rất lớn. Để không bị đi lệch hướng, người sử dụng phải có kỹ năng và nâng cao khả năng tư duy của mình. "Muốn sử dụng AI hiệu quả cần đưa ra những câu lệnh tối ưu và nói chuyện với AI như người bạn để phát huy sự "sáng tạo" của AI. Cứ hỏi sâu hỏi nhiều, bởi AI khác con người là chỉ "tiếp" có một mình mình thôi, dành toàn tâm toàn ý cho mình", anh Lân nói.

Tuy nhiên, anh Lân nhấn mạnh AI không thay thế được con người, nhất là thầy cô và bố mẹ. Bố mẹ cần là người đồng hành cùng với thí sinh, cùng lập kế hoạch ôn tập và định hướng và kiểm chứng thông tin cho thí sinh bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình. Đặc biệt, thí sinh phải là người hiểu chính mình muốn gì chứ AI không thể hiểu được. "AI không thể nhìn vào mắt mình để biết chúng ta muốn gì", anh Lân nhìn nhận.

Đồng tình với quan điểm này, tiến sĩ Phạm Huy Hiệu cho rằng thí sinh cứ khám phá AI để tìm ra cách sử dụng hiệu quả, nhưng cần có khả năng đặt câu hỏi và kiểm soát chất lượng. "AI cũng học con người, nên kiến thức AI đưa ra phải sàng lọc, không tin tuyệt đối vì để lại hậu quả. Cần nâng cao năng lực sử dụng, quản trị tốt nguy cơ từ AI", anh Hiệu nói, đồng thời nhắc lại, AI không thay thế được thầy cô và gia đình.

Theo Vũ Thơ/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/cach-hoc-thong-minh-cung-ai-de-on-thi-tot-nghiep-185250519193131862.htm

  • Từ khóa

Mất việc ở tuổi 40: Khi sự ổn định trở thành chiếc 'bẫy ngọt ngào'

Hai tháng qua, chị N. (47 tuổi, Hà Nội) miệt mài tìm kiếm một công việc mới sau khi mất việc tại một tổ chức quốc tế - nơi người phụ nữ này gắn bó hơn 25...
16:51 - 21/06/2025
340 lượt xem

Quay clip phản ánh vi phạm giao thông có bị CSGT mời đến xác minh?

Người phản ánh vi phạm giao thông lên VNeID hay Zalo Phòng CSGT có bị CSGT mời đến xác minh hay không?
16:15 - 20/06/2025
933 lượt xem

Đề xuất giảm giờ làm xuống 44 giờ đồng hồ/tuần: Lao động trẻ mừng, sếp lo?

Đề xuất giảm giờ làm còn 44 giờ đồng hồ/tuần làm nhiều người lao động vui mừng, nhưng cũng khiến không ít doanh nghiệp đắn đo vì bài toán năng suất và lợi...
14:50 - 20/06/2025
960 lượt xem

Độc đáo ốc gác bếp không cần... bếp

Xây phòng ru ngủ ốc để làm ốc gác bếp, chị Đặng Thế Quỳnh Anh (34 tuổi, ngụ P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) chinh phục được thị trường trong và ngoài...
10:21 - 20/06/2025
1,050 lượt xem

Thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên Quốc hội

Đoàn Thanh niên Quốc hội tương đương cấp tỉnh đoàn vừa được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tinh gọn các tổ chức đoàn thuộc các cơ quan Quốc hội và Kiểm...
06:59 - 20/06/2025
1,201 lượt xem