9
/
130068
Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi "thay trời hành đạo"
khi-mang-xa-hoi-tro-thanh-phien-toa-dan-mang-doi-thay-troi-hanh-dao
news

Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi "thay trời hành đạo"

Thứ 7, 25/06/2022 | 11:31:16
3,039 lượt xem

Mạng xã hội là một công cụ hoàn hảo để cá nhân che giấu đi thân phận, từ đó lời nói sẽ thiếu đi những bộ lọc cần thiết và trở thành vũ khí sắc nhọn tấn công người khác dễ dàng hơn.

Trong đời sống thực tiễn, ranh giới giữa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận với công kích cá nhân chưa bao giờ trở nên mong manh như thế, đặc biệt là tại môi trường mạng xã hội, nơi chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ với tính lan truyền nhanh chóng.

Với những đặc điểm này, con người dễ dàng kết nối với nhau hơn nhưng đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi để những thông tin chưa được kiểm chứng, mang tính công kích, bôi nhọ cá nhân, tổ chức nhanh chóng lan tỏa. Vô hình chung, mạng xã hội trở thành một "phiên tòa không chính thức" để cư dân mạng lên án và kết tội con người.

Đầu tháng 4, toàn xã hội đau lòng trước hình ảnh nam sinh lớp 10 tại một trường chuyên để lại lá thư tuyệt mệnh rồi nhảy lầu tự tử trước mặt người thân trong gia đình. Bên cạnh sự thương tiếc cho hoàn cảnh "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh", một bộ phận lớn cư dân mạng lên án gia đình của nạn nhân với nhiều lời lẽ tiêu cực.

Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi thay trời hành đạo - 1

Những lời chỉ trích nặng nề dành cho gia đình nạn nhân (Ảnh: Chụp màn hình).

Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi thay trời hành đạo - 2

Nhiều người cho rằng gia đình là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng (Ảnh: Chụp màn hình).

Gần đây, diễn viên H.H, nữ chính trong bộ phim điện ảnh Việt Nam đang rất được quan tâm, đã bị tố cướp người yêu của bạn thân khi còn đi học. Những thông tin trên đã được lan truyền trong các nhóm "kín" (nhóm không công khai trên mạng xã hội - PV) và thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng.

Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi thay trời hành đạo - 3

Lời "tố cáo" từ bạn học cũ của nữ diễn viên được lan truyền rộng rãi trong các nhóm kín kèm với nhiều lời phán xét, bình luận tiêu cực (Ảnh: Chụp màn hình).

"Bằng chứng" cho những lời "tố cáo" trên mới chỉ dừng lại ở bình luận của người tự nhận mình là bạn học của nữ diễn viên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những bình luận mang tính công kích trực tiếp tới cô.

Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi thay trời hành đạo - 4

Xuất hiện nhiều bình luận, nhận xét không hay dành cho nữ diễn viên (Ảnh: Chụp màn hình) 

Đối với nhiều người, những thông tin đầy mơ hồ như những đoạn phim ngắn, những tấm ảnh chụp màn hình, những thông tin mới chỉ mang tính một chiều… đã được coi là bằng chứng đủ để kết tội và lên án một con người.

Tâm trạng của những "bị cáo" bất đắc dĩ

Chuyên viên Tâm lý Đào Lê Tâm An (Nghiên cứu sinh ngành Tâm lý học, Đại học Sư phạm TPHCM) chỉ ra 3 lý do gây ra những tổn thương dai dẳng mà những lời chỉ trích, phán xét, bắt nạt trực tuyến đem lại: "Thứ nhất là tính xảy ra liên tục, bất cứ lúc nào. Thứ hai là thông tin tồn tại lâu dài. Cuối cùng là khó phát hiện hoặc dễ bị đánh giá sai lệch mức độ nghiêm trọng".

Chính những điều này đã góp phần tạo nên những tổn thương tâm lý lên những "bị cáo bất đắc dĩ": "Stress, sợ hãi, mất ngủ, mất niềm tin vào bản thân hoặc trầm cảm. Thậm chí nếu cá nhân bị tấn công không tìm được sự chia sẻ hoặc giúp đỡ thì có thể đẩy họ đến con đường tự tử. Đáng buồn là những ảnh hưởng này rất khó quy kết trách nhiệm vì đa phần hành vi phán xét trên mạng xã hội được ví như "ném đá giấu tay", rất khó truy xuất đầy đủ và triệt để", anh An chia sẻ thêm.

Có thể thấy rõ những biểu hiện nêu trên từ những nạn nhân bị cư dân mạng lên án, chỉ trích. Trong vụ việc nam sinh lớp 10 tự tử, cô ruột của em học sinh đã phải lên tiếng "cầu xin" cộng đồng mạng ngừng chỉ trích những người trong cuộc: "Hãy để cho người còn sống có thể được sống! Xin hãy có cái nhìn bao dung hơn với cả người ra đi và người ở lại".

Quay trở lại năm 2019, công chúng chứng kiến sự ra đi của hai nữ nghệ sĩ nổi tiếng Hàn Quốc là Sullie và Goo Hara, họ đều đã phải trải qua những lời chỉ trích, phán xét của cư dân mạng và đi đến sự lựa chọn tiêu cực.

Tâm lý thích phán xét

Chuyên viên Tâm lý Đào Lê Tâm An đã có những chia sẻ về hiện tượng trên dưới góc nhìn chuyên môn của mình.

Theo anh, tâm lý thích chỉ trích, soi xét người khác một phần xuất phát từ việc các cá nhân cảm thấy tự ti về chính bản thân mình: "Theo một số nghiên cứu tâm lý, một cá nhân thường xuyên chỉ trích, "vạch lá tìm sâu" người khác có hình ảnh bản thân thấp, cái tôi yếu, nên việc tìm ra điểm tiêu cực của một người nào đó sẽ khiến họ cảm thấy "hóa ra người đó cũng chẳng tốt đẹp gì".

Việc chỉ trích đôi khi xuất phát từ việc một người không hài lòng về đặc điểm gì đó ở bản thân, nhưng thay vì tìm cách sửa chữa để tốt hơn, họ lại đối chiếu các đặc điểm ấy lên một đối tượng khác để chê bai, dè bỉu".

Bên cạnh đó, chuyên viên cũng chỉ ra rằng mọi người đặc biệt thoải mái chỉ trích, lên án, chửi mắng… trên không gian mạng vì họ đã hòa mình vào một đám đông lớn là mạng xã hội, khiến các cá nhân không còn nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình: "Lời nói và hành động của một người sẽ luôn bị đạo đức, quy định của xã hội chi phối.

Do đó, khi "xuất đầu lộ diện" chúng ta thường cẩn thận hơn với hành động của mình. Trong khi đó, mạng xã hội là một công cụ hoàn hảo để cá nhân che giấu đi thân phận, từ đó lời nói sẽ thiếu đi những bộ lọc cần thiết và trở thành vũ khí sắc nhọn tấn công người khác dễ dàng hơn".

Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi thay trời hành đạo - 5

Việc ẩn đi một phần danh tính trên mạng xã hội khiến nhiều người thoát ra khỏi những chuẩn mực xã hội (Ảnh: DT).

Một trong những nguyên do khác dẫn đến hiện tượng kể trên còn xuất phát từ nỗi sợ bị cô lập: "Khi chứng kiến nhiều người thoải mái lăng mạ, công kích một ai đó, tính "bầy đàn" nguyên thủy được kích hoạt và cá nhân bắt chước một cách không có kiểm soát. Xét về tâm lý cá nhân, việc xuôi theo đám đông cũng là một hình thức giữ cho bản thân an toàn, vì nếu "ngược dòng dư luận" không đúng lúc, chống lại dư luận đang cuồng nộ sẽ khiến cá nhân ấy cũng trở thành nạn nhân bị công kích, bắt nạt", Chuyên viên Tâm lý Đào Lê Tâm An chia sẻ thêm.

 "Thay trời hành đạo"

Chuyên viên Tâm lý Đào Lê Tâm An cũng đưa ra một thông tin rất thú vị về tâm lý phán xét, chỉ trích người khác trên mạng xã hội dựa trên phương diện tiến hóa: "Đứng trên phương diện tiến hóa, việc tập trung nhận biết các thông tin tiêu cực là một cách thức để chúng ta giữ an toàn cho bản thân. Những phản ứng sinh hóa của não bộ cũng hoạt động mạnh mẽ hơn khi tiếp nhận những thông tin tiêu cực. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra các thông tin không tốt đẹp sẽ lan tỏa mạnh mẽ hơn, giúp tăng lượt đọc, doanh thu bán các ấn phẩm như báo chí, truyền hình...".

Khi mạng xã hội trở thành phiên tòa, dân mạng đòi thay trời hành đạo - 6

Chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An, Nghiên cứu sinh ngành Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TPHCM (Ảnh: NVCC).

Nhiều người hiểu và lợi dụng điều này để lôi kéo, kích động cộng đồng mạng lên án, chỉ trích người khác chỉ với những thông tin tiêu cực và mơ hồ, khó kiểm chứng: "Chỉ cần một số minh chứng vốn được cắt xén, tinh chỉnh, đánh vào nỗi đau lớn của xã hội như: định kiến giới, bất bình đẳng, bạo lực... sẽ lập tức gây ra một làn sóng chỉ trích rộng khắp trên mạng xã hội. Đáng sợ hơn khi những cá nhân lên tiếng chỉ trích, hạ bệ một đối tượng nào đó lại cảm thấy bản thân như đang "thay trời hành đạo", thấy đối tượng ấy xứng đáng bị chà đạp, công kích".

Mạng xã hội trong nhiều năm qua đã trở thành một diễn đàn phổ biến, nơi các cá nhân được thoải mái, tự do nêu lên những quan điểm của mình. Tuy nhiên, nhiều người lại lấy "mác" quyền tự do ngôn luận để công kích, phán xét, lên án những cá nhân khác ngay cả khi chưa biết được toàn bộ câu chuyện trên nhiều phương diện khác nhau.

Liệu rằng mạng xã hội có đang trở thành một phiên tòa không chính thức với những người phán xử là cư dân mạng, những người đang là thành viên của một đám đông "hỗn loạn", quên mất những chuẩn mực giá trị của xã hội?

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/khi-mang-xa-hoi-tro-thanh-phien-toa-dan-mang-doi-thay-troi-hanh-dao-20220623112548579.htm

  • Từ khóa

Tuổi còn trẻ phải xông pha, đừng tối ngày lo chữa lành

Chính những cách sống và suy nghĩ núp dưới mỹ từ "chữa lành" sẽ khiến cho chúng ta có thể phí hoài tuổi trẻ và phải hối tiếc về sau này.
20:39 - 18/04/2024
242 lượt xem

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, người sếp ở Trung Quốc cho phép nhân viên nghỉ nếu có tâm trạng không tốt.
15:41 - 18/04/2024
347 lượt xem

Nghẹn ngào khi mất việc ở tuổi 50

Tuổi nghỉ hưu của người lao động đang dần tiến đến 60 với nữ và 62 với nam. Tuy nhiên, hàng loạt lao động phổ thông ở độ tuổi 40 - 50 bị mất việc do doanh...
13:55 - 17/04/2024
972 lượt xem

Đoàn công tác của T.Ư Đoàn làm việc với Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

Bên lề Diễn đàn Thanh niên Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc tại Mỹ, đoàn công tác của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thăm và làm việc với Phái đoàn...
10:14 - 17/04/2024
1,090 lượt xem

Ở đâu có bán món cà phê trứng vừa khiến CEO Apple Tim Cook 'phải lòng'?

CEO Apple Tim Cook đã "phải lòng" cà phê trứng. Bằng chứng là ông đã viết lên mạng xã hội X (Twitter cũ) "tôi yêu cà phê trứng" nhân chuyến đến Việt Nam....
18:26 - 16/04/2024
1,456 lượt xem