9
/
129932
Từ bị bạo hành học đường trở thành đạo diễn võ thuật
tu-bi-bao-hanh-hoc-duong-tro-thanh-dao-dien-vo-thuat
news

Từ bị bạo hành học đường trở thành đạo diễn võ thuật

Thứ 5, 23/06/2022 | 08:44:00
3,010 lượt xem

Cơ duyên đến với nghiệp diễn xuất võ thuật của Trịnh Công Tuấn (32 tuổi, thường được gọi với nghệ danh Ben Eagle) bắt nguồn từ những lần bị bạo lực học đường khi còn trẻ.

Đi học võ vì bị bạo hành

Nghệ sĩ võ thuật Ben Eagle sinh ra tại Bắc Ninh, sau đó cùng cha mẹ vào Bình Dương sinh sống. Trong những năm đi học, Tuấn có thể hình nhỏ bé, tay chân khẳng khiu, thường xuyên bị bạn bè ức hiếp. Sau một lần xem phim Lý Tiểu Long, anh xin phép ba cho đi tập võ cổ truyền để tự vệ.

Tuấn (áo đen, đeo kính) có thời gian tập luyện võ thuật đến 22 năm NVCC

Tập luyện võ thuật từ lúc còn là học sinh tiểu học nên từ cậu bé nhút nhát, yếu ớt, cơ thể Tuấn trở nên rắn chắc, hoạt bát, tự tin hơn khi giao tiếp. Nhờ võ thuật, Tuấn bắt đầu thay đổi được bản thân và đại diện tỉnh Bình Dương đi thi đấu, giành nhiều danh hiệu.

“Khi tập võ, tôi chưa từng nghĩ sẽ đánh lại ai, tôi hiền lắm. Chính nhờ võ thuật đã thay đổi bản thân tôi. Tôi không biết đến tệ nạn xã hội, tôi tránh xa được mọi thứ nhờ học võ, tôi biết ơn võ lắm và quyết định cuộc đời theo nghiệp võ”, Tuấn nói.

Tốt nghiệp THPT, anh chọn con đường vào đại học theo nguyện vọng của ba. Thế nhưng, Tuấn cảm thấy hấp lực từ võ ngày càng lớn hơn nên tìm nhiều cách giao lưu võ thuật, tập thêm nhiều môn võ khác nhau. Đến nay, anh đã tập thêm các môn võ khác như: karate, judo, Muay Thái, boxing, MMA... Thậm chí, Ben còn lên mạng và tự học các đòn võ tại nhà.

Sau đó, anh không còn hứng thú gì trên con đường học tập ngay từ năm nhất ở ĐH nên chuyển hướng theo nghiệp diễn xuất. Tuấn kể: “Những bước đi ban đầu rất khó khăn, nhiều lần tôi định bỏ cuộc. Tôi bỏ nhà ra đi vì gia đình không ủng hộ. Họ phản đối, đả kích rất nhiều. Tôi không có tài chính để đi học diễn xuất, không mối quan hệ, không kiến thức với nghề diễn…”.

Mỗi ngày, anh lần mò ở những trường quay, tìm kiếm cơ hội sử dụng võ vào điện ảnh, sau đó học nghề đóng thế ở các "lò đào tạo". Về nhà, anh tự lên mạng và tìm tòi nghiên cứu từ các kênh đóng thế của nước ngoài.

Tuấn xuất thân từ diễn viên đóng thế trong các thể loại phim ảnh

Những vai diễn đóng thế đầu tiên của Tuấn là nằm trong phân cảnh ngắn đánh nhau của những bộ phim trên YouTube. Thù lao anh nhận được sau mỗi phim khoảng 200.000 đồng, chỉ đủ ăn mì gói qua ngày. Sau đó, nam diễn viên đóng thế được mời tham gia một vài bộ phim điện ảnh như: Thưa mẹ con đi, Chị mười ba…

Nói về nghề đóng thế nguy hiểm này, Tuấn kể: “Sinh nghề tử nghiệp, hầu hết trên cơ thể tôi toàn những vết sẹo và nghề này không tránh khỏi chấn thương. Nhưng với tôi, không sao cả, đã đam mê thì mọi chuyện đều dễ dàng. Với tôi mỗi ngày ở phim trường được đua xe, được đánh nhau, nhào lộn tôi thấy sướng lắm”.

Trở thành “hot” mạng và đạo diễn

22 năm tập võ, 12 năm lăn lộn với nghề đóng thế, từ phim mạng, truyền hình đến điện ảnh, giờ đây Tuấn trở thành đạo diễn võ thuật cho các phim điện ảnh. Anh phụ trách công tác chỉ đạo võ thuật cho các đoàn làm phim.

Anh còn mở lớp đào tạo diễn xuất cho những người đam mê diễn xuất đóng thế, soạn thảo giáo án huấn luyện diễn viên đóng thế với 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Trung Quốc.

Trải qua những tháng ngày khốn khó, Ben thổ lộ: “Nếu như tôi không quyết định rời nhà thì chắc bây giờ tôi vẫn còn là người kém cỏi. Tôi không hối tiếc vì những gì đã lựa chọn. Tự hào về bản thân, tôi chưa bao giờ sử dụng võ để giải quyết vấn đề riêng của mình. Chính nhờ bước ra xã hội, tôi mới trưởng thành được. Chính áp lực đó làm tôi không sa ngã, đạt được đích đến của mình”.

Trong thời gian vài năm trở lại, anh tham gia rất nhiều vai trò trong các đoàn phim

Nói về cơ duyên phát triển các kênh trên mạng xã hội, Tuấn cho biết, anh xây dựng trang cá nhân từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Khi đó mọi thứ đứng im, anh muốn làm gì đó để bản thân hoạt động, sáng tạo nội dung theo kiểu hướng dẫn tự vệ và những câu chuyện võ thuật hài hước. Không ngờ kênh YouTube và TikTok của anh được nhiều bạn trẻ đón nhận. Kênh TikTok của anh thu hút hơn 3 triệu lượt theo dõi và gần 500.000 lượt đăng ký trên kênh YouTube.

"Thông qua những đoạn video về các động tác tự vệ, mọi người có thể tự tập võ theo hướng dẫn. Tôi muốn lan tỏa giá trị đến với mọi người, đó là cách tự tập tự vệ cho bản thân khi xã hội hay xảy ra nhiều chuyện không hay”, Tuấn nói.

Ngoài ra, anh cũng muốn từ mạng bước ra đời thật, sử dụng những hiểu biết võ thuật để mở các lớp miễn phí, chia sẻ những kinh nghiệm tự vệ cho bạn trẻ hiện nay.

Theo Dạ Thảo/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/tu-bi-bao-hanh-hoc-duong-tro-thanh-dao-dien-vo-thuat-post1471051.html

  • Từ khóa

Người trẻ trước 'biển' thẻ tín dụng: Vung tay quá đà, nợ xấu gọi tên

Sự hấp dẫn với khoản tiền hoàn lại, khuyến mãi, điểm tích lũy... của tấm thẻ quyền lực quá tiện dụng nên gần như nhiều bạn trẻ đã phớt lờ các cảnh...
13:42 - 20/04/2024
94 lượt xem

Người trẻ trước 'biển' thẻ tín dụng: Du lịch, mua sắm 'cà' thả ga

Thẻ tín dụng ngày càng phổ biến vì tính hữu dụng, ích lợi của nó nếu người dùng tỉnh táo, biết lựa chọn đúng với phương thức thanh toán này.
19:21 - 19/04/2024
527 lượt xem

Nữ ngôi sao bị "ném đá" vì cho con 508 triệu đồng/tháng tiền tiêu vặt

Li Xiang - cựu người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng ở Trung Quốc - thường khoe khoang sự giàu có của mình bằng cách mua sắm quần áo hàng hiệu cho...
16:40 - 19/04/2024
606 lượt xem

Phụ nữ thích chụp hình thuộc nhóm 'thương chồng yêu con'?

Đàn ông hay phụ nữ đều có sở thích của riêng mình. Vì thế, đừng bao giờ định kiến cho rằng sở thích chụp hình của phụ nữ là một vấn nạn.
10:25 - 19/04/2024
751 lượt xem

'Vé số tình thương' gây quỹ giúp người nghèo

"Vé số tình thương" là mô hình gây quỹ giúp người nghèo, được chị Lê Thị Mỹ Chi, Bí thư Xã đoàn Mỹ Tú (H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) thực hiện suốt 6 năm qua.
07:35 - 19/04/2024
819 lượt xem