11
/
82459
Cô giáo mầm non và “chuyện trong nghề”
co-giao-mam-non-va-chuyen-trong-nghe
news

Cô giáo mầm non và “chuyện trong nghề”

Thứ 3, 19/11/2019 | 11:30:25
1,379 lượt xem

BGTV- “Nghề làm dâu trăm họ” - đó là câu nói vui của nhiều cô giáo mầm non trẻ khi bước chân vào nghề. Được xem là người thầy đầu tiên và quan trọng của trẻ, một công việc được vinh danh, nhưng chỉ những người tâm huyết, hết mình với nghề bằng cả “tâm và tầm” mới thấy rõ được hết sự gian truân, chặng đường dạy dỗ uốn nắn những mầm non tương lai ấy trải dài bởi cả nụ cười và nước mắt.

Nghề nào cũng có gian nan

Để trở thành một giáo viên mầm non, điều quan trọng hàng đầu là “lòng yêu trẻ” bởi đặc thù của nghề, một ngày, trẻ được các cô cho ăn, dỗ ngủ, cô dạy cho bé về kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…và hơn hết để trẻ có thể tiếp xúc với tập thể, cảm nhận tình yêu thương từ những người xung quanh, vui chơi cùng chúng bạn để phát triển toàn diễn. Bậc học mầm non là nơi trẻ chập chững bước vào môi trường giáo dục, được tiếp thu những bài học đầu tiên về cuộc sống, bởi vậy giáo viên mầm non được xem là người thầy đầu tiên ươm mầm nhân cách cho trẻ. Bên cạnh việc tạo nhận thức nền tảng, các cô còn là người mẹ thứ hai, đảm nhận việc chăm sóc, đảm bảo an toàn và tác động trực tiếp đến hành vi, thái độ, cũng là người uốn nắn để trẻ phát triển toàn diện về sau. 

Tạo môi trường thân thiện, vui tươi để trẻ phát triển toàn diện là nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng trong bậc học mầm non

Một ngày của các cô giáo mầm non thường bắt đầu từ rất sớm, để đảm bảo môi trường sạch sẽ, vệ sinh để trẻ vui chơi, học tập. Cô giáo Lê Thị Dung (Phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang) bày tỏ: “Trước giờ đón trẻ chúng tôi phải có mặt từ sớm, công việc không chỉ đơn giản chỉ là trông trẻ, cho trẻ ăn, làm vệ sinh cá nhân cho trẻ mà còn phải dạy trẻ kiến thức nền tảng cơ bản, nhiều khi các chị em chúng tôi trong nghề vẫn đùa nhau đây là nghề đa năng nhất, vừa làm giáo viên vừa là bảo mẫu, bác sĩ, nghệ sỹ, nếu không nhiệt huyết thì rất khó trụ vững bởi áp lực từ nhiều phía là rất lớn, chăm sóc cho một trẻ đã khó, đây chúng tôi phải cùng lúc đảm bảo điều kiện vui chơi sinh hoạt cho hàng chục bé một lúc, cũng do đó mà thời gian dành cho cá nhân rất hạn chế”.

Cô Đỗ Thị Thêm, giáo viên mầm non đã hơn 10 năm trong nghề tại Thị trấn Chũ, Lục Ngạn chia sẻ: “Làm cô giáo mầm non nhiều khi còn ít thời gian để chăm con mình hơn là các con ở trường, có lần con trai lớn nhà tôi đi khai giảng, hôm đấy lại trùng ngày đón trẻ nên không thể bớt ra để đưa con đi, cháu chỉ phụng phịu dỗi nói mẹ không thương con bằng các bạn, nghĩ vừa buồn vừa tủi, rồi nhiều khi còn đảm nhận thêm hàng loạt công việc không tên, cũng may có gia đình hậu thuẫn, ủng hộ nên vơi bớt gánh nặng chứ như nhiều đồng nghiệp của tôi còn phải gác công việc lại để làm hài lòng gia đình”.

Chăm sóc trẻ không hề là một công việc dễ dàng, với các cô giáo, đây còn là nghề áp lực nhất là khi các phụ huynh phàn nàn. Cô Trần Thị Thùy, giáo viên trường mần non T.M (TP Bắc Giang) tâm sự: “Nhiều khi vui chơi trẻ sẽ không tránh khỏi những va chạm với nhau như bị ngã, xây xước chân tay, có trẻ còn hay cào, cấu bạn… một phần do sĩ số lớp đông, mặt khác do cá tính nhiều trẻ nên cô giáo không thể kiểm soát hết được, những lúc như vậy khi trả trẻ các cô đều phản ánh lại với phụ huynh, người hiểu và thông cảm đã vậy, có người nóng tính sẽ trách mắng các cô không chú ý, dù rất buồn nhưng đều phải tiếp thu và có thái độ mềm mỏng để xử lý, thời gian qua cũng nhiều “con sâu” trong nghề làm ảnh hưởng đến hình ảnh cô giáo mầm non khiến chúng tôi càng phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng lòng tin tới các phụ huynh”.

Động lực để gắn bó

Sự phát triển khỏe mạnh, đầy đủ của trẻ là phần thưởng, niềm vui lớn nhất của mỗi cô giáo

Nghề giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non ngoài áp lực về chuyên môn còn là áp lực về trách nhiệm với trẻ, điều này tác động trực tiếp đến quá trình đào tạo con người, là bước đệm cho mỗi trẻ - những mầm non tương lai, bởi thế trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội, mỗi cán bộ giáo viên càng phải đổi mới phong cách theo xu thế chung nhưng vẫn giữ được ngọn lửa với nghề. Tuy còn nhiều khó khăn vất cả nhưng hiện nay ngành mầm non nói chung và giáo viên mầm non đã nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, của các cấp, ngành hơn cùng các chính sách hỗ trợ cải thiện, nâng cao đời sống giáo viên, đây cũng là nguồn động viên, khích lệ mỗi cán bộ giáo viên vượt qua khó khăn và tiếp tục đứng vững trên con đường mình đã chọn.

Chị Nguyễn Thu Phượng (Phường Hoàng Văn Thụ), phụ huynh có con 4 tuổi gửi tại một trường mầm non trên địa bàn bày tỏ: “Nhiều khi phải cảm phục sự kiên nhẫn của các cô, ngay cả đến bản thân mình nhiều khi trông con cũng bực vì sự bướng bỉnh của cháu, thế mà các cô phải quản lý một lúc đến hàng chục trẻ như vậy, nếu không yêu nghề và thật sự quan tâm đến trẻ sẽ khó có thể vượt qua những căng thẳng, nhân ngày nhà giáo 20/11 sắp tới tôi và nhiều phụ huynh rất muốn dành những lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc tới các cô, những người đã luôn cố gắng để quan tâm, chăm sóc trẻ”.

Nghề giáo là nghề cao quý, bởi vậy để xứng đáng với nghề rất cần đến lý tưởng và ý thức trân trọng nghề. Vẫn biết còn nhiều khen chê trong xã hội nhưng chỉ cần mỗi cán bộ giáo viên, khi đã trở thành “cô nuôi dạy trẻ” là đã trở thành người mẹ thứ 2, hãy biết dành cả tâm và tầm của mình để dành cho những mầm non tương lai những điều tốt đẹp nhất, có như vậy, mỗi ngày trôi sẽ là những ngày vui rộn rã tiếng cười. 

Lê An

Tuyển sinh đại học năm 2025: Nhiều thay đổi quan trọng

Thí sinh được xét tuyển công bằng theo các phương thức xét tuyển, được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất
09:31 - 23/11/2024
346 lượt xem

Từ năm 2026, Kỳ thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có môn Công nghệ

Từ năm 2026, dự kiến Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
08:26 - 23/11/2024
384 lượt xem

New Zealand tiếp tục nới quyền làm việc, Úc có thể hủy áp trần tuyển sinh

Hai quốc đảo cạnh nhau là New Zealand và Úc có một số cập nhật mới về chính sách theo hướng ưu đãi và ưu tiên du học sinh trong thời gian tới.
15:31 - 22/11/2024
835 lượt xem

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với ngành Giáo dục.
14:55 - 22/11/2024
817 lượt xem

Cần quản lý tốt hoạt động dạy thêm, nên buộc đóng thuế

Về chủ trương không cấm dạy thêm vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi.
10:11 - 22/11/2024
922 lượt xem