18 năm kể từ sự kiện khủng bố gây chấn động thế giới, một bác sĩ từng có mặt tại tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York vào ngày 11/9/2001 đã đăng tải những bức ảnh chưa từng công bố cho thấy mức độ thảm khốc của vụ tấn công vốn cướp đi sinh mạng gần 3.000 người.
Đống đổ nát từng là tòa tháp đôi nổi tiếng ở New York.
Ngày 11/9/2001, nước Mỹ và thế giới đã chứng kiến thảm kịch kinh hoàng khi những phần tử khủng bố al-Qaeda cướp quyền kiểm soát các máy bay và lao vào tòa tháp đôi tại Trung tâm Thương mại Thế giới.
Sau khi chứng kiến 2 tòa tháp cháy ngùn ngụt và sập xuống, bác sĩ Emil Chynn, người khi đó đang dắt chó đi dạo, đã nhanh chóng tới hiện trường để xem điều gì đang xảy ra.
Ông đã bắt tay vào công việc cứu hộ ngổn ngang tại hiện trường với các mảnh vỡ và khói bụi. Sau vài ngày, hàng nghìn công nhân xây dựng, những nhân viên cứu hộ, tình nguyện viên, lính cứu hỏa đã tới khu vực tòa tháp đôi và tiếp tục chiến dịch tìm kiếm người sống sót, dọn dẹp hiện trường trong khi lửa vẫn đang cháy ngùn ngụt và những đám khói độc đang lơ lửng trên đầu.
Có 18 người đã được cứu sống từ đống đổ nát nhưng hàng nghìn người vẫn mắc kẹt bên trong. Số lượng người chết lên tới 2.977 bao gồm cả vụ tấn công ở Lầu Năm Góc và những người vô tội trên máy bay thứ 4 bị rơi ở Pennsylvania.
Tình nguyện viên và nhân viên cứu hộ trèo lên đống đổ nát. Công trình có tính biểu tượng đã biến thành khói bụi hoang tàn sau khi khủng bố cướp máy bay đâm vào.
Quá trình dọn dẹp hiện trường với sự tham gia của hàng nghìn người.
“Bức tường tuyệt vọng”: Một nhà hàng pizza ở thành phố New York treo hàng loạt các bức hình những người mất tích trong thảm kịch 11/9. Hàng nghìn gia đình chờ đợi trong tâm thế sẵn sàng đón nhận điều tồi tệ nhất với những người thân yêu.
Hiện trường vụ khủng bố trong đêm khi các nhân viên cứu hộ, tình nguyện viên vẫn miệt mài xử lý tàn dư và tìm kiếm người mất tích.
Nhân viên cứu hộ tại hiện trường. Sự kiện tưởng niệm ngày 11/9 năm nay được mở rộng ra để tôn vinh và ghi nhớ công sức của những nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, tình nguyện viên và những người đã chết, mắc bệnh vì bị ảnh hưởng từ chất hóa học độc hại bay ra ngoài không khí sau thảm kịch.
Xe cứu hỏa tại hiện trường tòa tháp trong khi những chiếc ô tô ở hiện trường đã bị cháy rụi.
Một người đàn ông đeo mặt nạ phòng độc đứng cạnh một chiếc xe hơi. Ngoài cướp đi mạng sống của gần 3.000 người, vụ tấn công đã gây ra thiệt hại ít nhất 10 tỷ USD.
Những người hùng thầm lặng ngồi trước một bức tường đằng sau có thông điệp cảnh báo rằng họ cần cẩn thận vì có thể bị dính mảnh kính vỡ.
Bác sĩ Emil Chynn, năm nay 50 tuổi, là một trong những người đầu tiên tới hiện trường và đã nhanh chóng tham gia cứu hộ. “Khi đi vào hiện trường tôi gặp các tình nguyện viên khác và khi tới sát tòa tháp, nó chỉ còn lại khoảng 3 tầng. Khung cảnh thật sự tồi tệ, mọi người đều nỗ lực dọn dẹp đống đổ nát và thi thể người”.
Tòa tháp đôi đổ sập xuống cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho các công trình xung quanh.
Một nhân viên cứu hộ cùng với một chú chó tham gia tìm kiếm. Bác sĩ Chynn cho biết bức ảnh này gửi một thông điệp về sự đoàn kết của New York trong tình huống ngặt nghèo để cùng vượt qua giây phút đau thương.
Theo Đức Hoàng/Dân trí
Ảnh: Carter News/Dailymail