4
/
73316
Giá xăng dầu thế giới giảm sốc, dân vẫn phải mua giá cao
gia-xang-dau-the-gioi-giam-soc-dan-van-phai-mua-gia-cao
news

Giá xăng dầu thế giới giảm sốc, dân vẫn phải mua giá cao

Thứ 7, 11/05/2019 | 17:03:02
1,089 lượt xem

Ngay sau kỳ tăng giá xăng dầu rất mạnh vào ngày 2/5, giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh. Dù vậy, người dân vẫn phải đợi để được hưởng mức giá giảm.

Thứ trưởng Công Thương: "Ngân sách không bỏ một đồng nào can thiệp giá xăng dầu"
Chuyên gia: Cách tính thuế với kinh doanh xăng dầu đang khiến người tiêu dùng chịu thiệt

Giá thế giới giảm mạnh, giá trong nước khó giảm tương ứng

Sau đợt tăng giá xăng dầu trong nước vào ngày 2/5, giá xăng dầu thế giới từ mức bình quân 80 USD/thùng lao dốc mạnh. Đến ngày 9/5, giá xăng RON 92 (xăng nền pha chế xăng E5) đã giảm xuống còn 72,6 USD/thùng. Những ngày trước đó, giá xăng RON 92 cũng giảm khá mạnh. 

Giá xăng dầu thế giới giảm là tín hiệu mừng khi giá xăng trong nước đã qua 3 kỳ tăng mạnh liên tiếp với tổng mức tăng lên đến hơn 3.600 đồng/lít, giá điện cũng tăng từ 20/3.

Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước liệu có giảm tương ứng không?

Trao đổi với PV.VietNamNet, lãnh đạo một DN xăng dầu lớn tỏ ra hoài nghi về khả năng giá xăng trong nước có thể giảm mạnh. Theo vị này, lí do là Quỹ bình ổn giá thời gian qua xả rất mạnh, dẫn đến nhiều DN lớn bị âm Quỹ bình ổn giá.

Giá xăng dầu thế giới giảm sốc, dân vẫn phải mua giá cao - 1

Giá xăng dầu trong nước đã qua 3 kỳ tăng liên tiếp

Chẳng hạn, thời điểm ngày 2/5, Petrolimex âm 355 tỷ đồng và vẫn đang tăng lên; PVoil âm gần 700 tỷ đồng. Như vậy, chỉ rính riêng 2 doanh nghiệp xăng dầu lớn này, quỹ bình ổn giá đã âm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Vì thế, vị lãnh đạo DN này giải thích lý do giá xăng ngày 17/5 khó giảm mạnh như giá thế giới: Hiện nay mức trích lập Quỹ Bình ổn giá là 300 đồng/lít. Trong khi xăng E5 vẫn phải chi Quỹ hơn 900 đồng/lít. Như vậy, quỹ bình ổn giá vẫn âm. Do đó muốn điều chỉnh giá bán lẻ xuống thì liên bộ Công Thương - Tài chính phải giữ nguyên mức dùng Quỹ.

“Còn nếu muốn giảm dùng quỹ để doanh nghiệp bớt âm quỹ, liên Bộ sẽ phải giữ nguyên giá xăng dầu chứ không giảm được. Hoặc nếu liên Bộ vừa dùng quỹ vừa giảm giá thì mức giảm giá xăng cũng sẽ không mạnh như đà giảm của giá thế giới”, đại diện DN này nói.

Nhắc lại cả một thời gian dài kiềm chế giá xăng dầu trong quý I bằng cách xả quỹ để giữ nguyên giá, vị này cho rằng “mình nhịn cả một thời gian dài, giờ không nhịn được thì phải bung ra thôi”.

Điều này có nghĩa, việc âm nặng Quỹ bình ổn giá khiến cho giá xăng dầu trong nước thời gian tới khó có thể giảm mạnh tương ứng. Bởi, nhà điều hành sẽ phải tính đến chuyện giảm giá nhỏ giọt để dành dư địa để Quỹ bình giá bớt âm, tiến tới để Quỹ dương.

Một chuyên gia xăng dầu bình luận: "Phải chăng công tác điều hành, dự báo để sử dụng Quỹ bình ổn giá thời gian qua kém, lạm dụng Quỹ cũng như thời điểm và mức sử dụng Quỹ trong thời gian vừa qu? Vô hình chung, nó làm mất tác dụng của Quỹ bình ổn giá, doanh nghiệp âm quỹ và người tiêu dùng không được lợi tương ứng, thậm chí còn phải mua xăng dầu với giá cao, lạm phát vẫn bị ảnh hưởng”.

15 ngày điều chỉnh 1 lần là quá dài

Việc giá xăng dầu chỉ được điều chỉnh 15 ngày 1 lần theo Nghị định 83 là một trong các lý do khiến giá xăng dầu trong nước không vận hành nhịp nhàng theo giá thế giới.

Vì lý do đó, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam ngày 12/4/2019 đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu rằng việc 15 ngày điều chỉnh giá một lần là “không hợp lý”.

Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, với quy định này, giá bán lẻ trong nước sẽ khó có thể bắt kịp những biến động của giá xăng dầu thế giới trong bối cảnh những yếu tố tác động lên giá dầu như kinh tế, địa chính trị, tôn giáo liên tục diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay.

Cho nên, Hiệp hội xăng dầu đề nghị rút ngắn tần suất điều chỉnh giá xăng dầu xuống còn 10 ngày để giá bán lẻ trong nước ngày càng tiệm cận với giá thế giới, tránh độ trễ trong việc điều chỉnh giá.

Sâu xa hơn, Hiệp hội này cũng tỏ ra đồng tình với phương án bỏ giá cơ sở, không dùng giá cơ sở làm căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ như hiện nay mà chỉ là tiêu chí để doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định giá bán lẻ.

“Việc để doanh nghiệp được quyền quyết định giá không chỉ đúng với bản chất của kinh tế thị trường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng khi các DN cạnh tranh về giá (sẽ có giá bán khác nhau giữa các thương nhân) và chất lượng dịch vụ để thu hút người tiêu dùng”, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam nêu rõ.

Theo Lương Bằng/VietnamNet

  • Từ khóa

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
237 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
431 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
720 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
850 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
855 lượt xem