4
/
144564
'Điểm nghẽn' về chính sách trong nông nghiệp tuần hoàn
diem-nghen-ve-chinh-sach-trong-nong-nghiep-tuan-hoan
news

'Điểm nghẽn' về chính sách trong nông nghiệp tuần hoàn

Thứ 3, 21/03/2023 | 20:24:00
1,863 lượt xem

Theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai 'điểm nghẽn' hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là khi lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác thì vướng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Chăn nuôi bò sữa tại trang trại Tân Đáo (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) - Ảnh: C. TUỆ

Tại diễn đàn Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi do Tổ điều hành diễn đàn kết nối 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 21-3, ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, đề xuất tháo gỡ về rào cản chính sách, sự chưa đồng bộ giữa các bộ Luật trong việc coi phụ phẩm của ngành này là nguyên liệu của ngành khác.

Ông Công dẫn chứng, chăn nuôi bò hiện nay đang ở mức tăng trưởng cao nhưng chúng ta lại không có đồng cỏ. 

Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi đi thu mua bã, thân cây, cành cây,... tại các nhà máy chế biến nông sản thì lại vướng, không vận chuyển được bởi nó được coi là chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường.

Luật Chăn nuôi quy định động vật, gia súc gia cầm khi bị dịch bệnh phải đưa đi tiêu hủy bằng hình thức chôn lấp. 

Ông kiến nghị có thể dùng phương pháp xử lý bằng nhiệt ở nhiệt độ 100 độ C, có thể tái sử dụng vật nuôi đó làm thức ăn cho vật nuôi khác.

Về chăn nuôi bền vững, an toàn, ông Công cho rằng các cơ sở chăn nuôi cần chú trọng ngay từ các khâu đầu vào (thức ăn, vệ sinh môi trường…) để đảm bảo sản phẩm sạch ngay từ quá trình sản xuất.

Tiếp đó, các đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường cũng phải tham gia chuỗi tuần hoàn này.

"Xu thế trên thế giới, đó là sử dụng thịt mát thay thế cho thịt nóng bởi sẽ bảo quản tốt hơn, hạn chế được những vi sinh vật có hại trong miếng thịt. Đồng thời phải có cách nào để quản lý thực phẩm an toàn, các siêu thị, công ty đưa ra thị trường phải đảm bảo và tự giám sát chất lượng,..." - ông Công nói.

Ông Công cũng đề xuất, nhà nước cũng nên tính tới giải pháp "đặt hàng" các cơ sở chăn nuôi dự trữ vật nuôi từ vài vạn tới vài chục vạn con, nhất là heo để chủ động trước các tình huống như giá thịt hơi giảm hay nguồn cung ra thị trường giảm, từ đó giảm biến động chỉ số CPI.

Ông Dương Tất Thắng, cục trưởng cục Chăn nuôi, nhấn mạnh nguyên tắc cốt lõi của kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi là giảm chi phí, tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, giảm phát thải đầu ra, chế biến và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, tạo ra chu trình khép kín giữa các ngành khác nhay như chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, công nghệ chế biến.

Theo ông Thắng, từ xa xưa vấn đề tuần hoàn trong chăn nuôi đã được thể hiện qua nhiều mô hình như VAC, VACR, lúa-cá-vịt, xử lý rơm cho chế biến phân bón vi sinh...

Tuy nhiên, đến nay với quy mô chăn nuôi lớn hơn, cần bước đi bền vững hơn, cách tiếp cận mới hơn, phù hợp hơn với xu thế của thế giới và khu vực.

Ông Thắng cũng nhấn mạnh, cần áp dụng khoa học công nghệ trên thế giới, khu vực và sáng kiến từ doanh nghiệp các nhà khoa học trong nước và nước ngoài để xử lý phụ phẩm chăn nuôi hiệu quả, đảm bảo môi trường.

Theo Đoàn Công Vũ - C.Tuệ/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/diem-nghen-ve-chinh-sach-trong-nong-nghiep-tuan-hoan-20230321143730295.htm

  • Từ khóa

Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương...
11:08 - 18/04/2024
201 lượt xem

Điều gì đẩy giá xăng tăng vượt 25.000 đồng/lít?

Trong vòng một tháng, sau 5 phiên điều chỉnh, giá xăng tăng một mạch vượt 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất tính từ đầu năm.
08:28 - 18/04/2024
333 lượt xem

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
20:00 - 17/04/2024
599 lượt xem

Nhiều ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất tiết kiệm, vì sao?

Nguyên nhân của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi có xu hướng giảm (-0,76% tính đến 25/3), trong khi tín dụng bắt đầu tăng trưởng dương (0,26%).
14:20 - 17/04/2024
694 lượt xem

Giá USD ngân hàng kịch trần ngày thứ 2 liên tiếp

Hôm nay, 17-4, giá USD tại nhiều ngân hàng chạm mốc 25.442 đồng/USD, cũng là mức kịch trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
11:13 - 17/04/2024
797 lượt xem