4
/
118848
Doanh nghiệp sản xuất trở lại sau dịch Covid-19: Mong thêm "quyền tự quyết"
doanh-nghiep-san-xuat-tro-lai-sau-dich-covid-19-mong-them-quyen-tu-quyet
news

Doanh nghiệp sản xuất trở lại sau dịch Covid-19: Mong thêm "quyền tự quyết"

Thứ 4, 27/10/2021 | 16:02:26
1,972 lượt xem

Hiện nhiều địa phương đang kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cũng mong mỏi phục hồi sản xuất, đặc biệt được tự chủ, tự chịu trách nhiệm để đưa người lao động trở lại.

Theo Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, DN sẽ không thể mở cửa sản xuất trở lại được ngay với công suất cao. Bởi ngoài thiếu hụt lao động, nhiều đơn hàng xuất khẩu cũng đã bị hủy.

“Thời gian qua, để thực hiện sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”, DN ngành da giày chỉ duy trì được khoảng 30% công suất và phải bỏ ra một khoản chi phí lớn mà doanh thu khó bù đắp được” - bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - bày tỏ.

Doanh nghiệp gặp khó khăn về nhân lực khi sản xuất trở lại

Doanh nghiệp gặp khó khăn về nhân lực khi sản xuất trở lại

Đồng quan điểm, bà Đỗ Thị Thùy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội DN điện tử Việt Nam - cho biết, việc thiếu nhân lực khi sản xuất trở lại là vấn đề hiện hữu không chỉ với DN ngành dệt may, da giày mà DN thuộc lĩnh vực điện tử cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam. Để đảm bảo chống dịch cũng như giãn cách, những DN thực hiện “3 tại chỗ” trong ngành điện tử phải giảm quy mô lao động, hoạt động sản xuất chỉ khoảng 30 - 35 %. Điều này khiến DN thiếu hụt lao động, người lao động ở lại bị ảnh hưởng tâm lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả.

Dù đang kiểm soát tốt, song thị trường lao động những tháng cuối năm có thể vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng mong mỏi nhất của DN hiện nay là mở lại sản xuất càng sớm càng tốt; cần nhìn nhận DN là một chủ thể trong ứng phó với đại dịch, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho DN.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, cần tạo thủ tục thông thoáng, không nên đưa ra những quy định quá ngặt nghèo và khó khăn; đặc biệt phải để DN tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho những ngành đặc thù áp dụng tổng số giờ làm thêm lên 400 giờ/năm thay vì tối đa 200 - 300 giờ/năm cho tất cả ngành nghề như trong: Dự thảo điều chỉnh giờ làm thêm của người lao động, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng, để DN kịp mở lại sản xuất, có thời gian bù đắp lại những đơn hàng đã mất của những tháng vừa qua; đồng thời giúp người lao động có thêm thu nhập. Phía DN, cần trang bị những kiến thức, cơ sở vật chất để ứng phó trong bất cứ tình huống nào xảy ra vẫn duy trì được sản xuất; ứng dụng thêm công nghệ thông tin để tự động khai báo và chịu trách nhiệm với khai báo đó.

Đại diện nhiều DN cũng kiến nghị, cơ quan chức năng cho phép người lao động đã tiêm vắc-xin và tiêm đủ vắc - xin được di chuyển một cách bình thường và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đi lại, để tránh tạo ra những giấy phép con, gia tăng thủ tục hành chính, chi phí cho DN. Để chống dịch Covid-19 lâu dài, cần công nhận và cho DN chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tùy theo khả năng, điều kiện của DN, nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp. Đồng thời cho phép các chi phí phòng dịch được đưa vào hạch toán chi phí của DN.

Theo Thanh Tâm/Báo Công Thương

https://congthuong.vn/doanh-nghiep-san-xuat-tro-lai-sau-dich-covid-19-mong-them-quyen-tu-quyet-166372.html

  • Từ khóa

Cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương...
11:08 - 18/04/2024
476 lượt xem

Điều gì đẩy giá xăng tăng vượt 25.000 đồng/lít?

Trong vòng một tháng, sau 5 phiên điều chỉnh, giá xăng tăng một mạch vượt 25.000 đồng/lít, lên mức cao nhất tính từ đầu năm.
08:28 - 18/04/2024
617 lượt xem

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
20:00 - 17/04/2024
873 lượt xem

Nhiều ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất tiết kiệm, vì sao?

Nguyên nhân của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi có xu hướng giảm (-0,76% tính đến 25/3), trong khi tín dụng bắt đầu tăng trưởng dương (0,26%).
14:20 - 17/04/2024
976 lượt xem

Giá USD ngân hàng kịch trần ngày thứ 2 liên tiếp

Hôm nay, 17-4, giá USD tại nhiều ngân hàng chạm mốc 25.442 đồng/USD, cũng là mức kịch trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
11:13 - 17/04/2024
1,087 lượt xem