205
/
114168
Tổng hợp kiến nghị của cử tri đã được giải quyết tại các kỳ họp trước
tong-hop-kien-nghi-cua-cu-tri-da-duoc-giai-quyet-tai-cac-ky-hop-truoc
news

Tổng hợp kiến nghị của cử tri đã được giải quyết tại các kỳ họp trước

Thứ 2, 02/08/2021 | 17:39:46
1,366 lượt xem

BGTV- Ngày 30/7/2021, UBND tỉnh có báo cáo số 159/BC-UBND tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp trước chưa giải quyết xong; những kiến nghị trước, trong và sau kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVIII.Sau đây BGTV xin trích đăng những kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp trước đã được giải quyết.

I. LĨNH VỰC PHÁP CHẾ:

1. Cử tri thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm chủ máy móc, phương tiện khai thác, vận chuyển đất không đúng quy định trên địa bàn.

Từ ngày 15/9/2020 đến nay, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Công an các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh khoáng sản; ban hành Kế hoạch số 15/KH-CAT-CSMT ngày 18/01/2021 về mở Cao điểm phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh. 

Tại địa bàn huyện Yên Thế, lực lượng Công an đã tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác, vận chuyển đất không đúng quy định. Từ ngày 15/9/2020 đến nay xử phạt 01 vụ khai thác khoáng sản (đất) trái phép tại địa bàn xã Xuân Lương, huyện Yên Thế. Trên địa bàn thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế không có trường hợp nào hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản (đất) trái phép; đồng thời, chính quyền địa phương không tiếp nhận thông tin, phản ánh, ý kiến nào của quần chúng nhân dân, cử tri tổ dân phố về hoạt động khai thác khoáng sản (đất) trái phép.

2. Cử tri xã Lan Giới, huyện Tân Yên: Đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét chế độ thù lao cho một số Hội trong đó có Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong cơ sở theo Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội.

Căn cứ Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 497/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và chế độ công vụ đối với công chức giữ chức danh Chủ tịch các hội. Căn cứ Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù và điều kiện ngân sách của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2011 và Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 về việc công nhận hội có tính chất đặc thù có phạm vi hoạt động cấp tỉnh, cấp huyện. Đối với tổ chức hội có phạm vi hoạt động cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có tổ chức hội nào được công nhận là tổ chức hội có tính chất đặc thù do chưa đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và điều kiện ngân sách địa phương. Theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg và khoản 3, Điều 1 Quyết định số 497/2011/QĐ-UBND, đối với hội có tính chất đặc thù thì nguồn kinh phí thực hiện chế độ thù lao được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đối với các hội còn lại thì kinh phí thực hiện chế độ thù lao do hội bảo đảm. Do vậy, việc cử tri xã Lan Giới, huyện Tân Yên đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét cho hưởng chế độ thù lao đối với một số hội; trong đó, có Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong cấp xã theo Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg là không có cơ sở.

3. Cử tri huyện Yên Thế đề nghị: UBND tỉnh quan tâm rà soát, tạo điều kiện cho các trường hợp cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (nghỉ hưu trước ngày 01/01/2020) được hưởng chế độ đặc thù theo Nghị quyết số 46/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 nhằm động viên và tạo điều kiện cho những người hưởng chính sách sau khi nghỉ công tác thêm một khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống.

Ngày 11/12/2019, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 46/2019/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y cơ sở nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2020-2024; theo đó, việc giải quyết, thực hiện hưởng chế độ, cho cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc trên địa bàn tỉnh chỉ được thực hiện khi Nghị quyết số 46/2019/NQ-HĐND có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2024 (tại Điều 3, Nghị quyết số 46/2019/NQ-HĐND). Vì vậy, cử tri đề nghị cho trường hợp nghỉ hưu, thôi việc trước thời điểm 01/01/2020 được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 46/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 không có căn cứ để giải quyết.

II. LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

1. Cử tri xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng phản ánh: Mặt đê sông Thương, từ đầu thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn đi xã Xuân Phú đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhưng hiện nay còn khoảng 400 m đầu thôn Tân Mỹ (xã Lãng Sơn) chưa được sửa chữa, nâng cấp. Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp (ý kiến cử tri từ kỳ họp thứ 9).

Đoạn đê từ đầu thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn đi xã Xuân Phú có chiều dài 3,25 km. Bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư gia cố mặt đê bằng bê tông; năm 2019 đầu tư được 2,7 km và năm 2020 đầu tư được 0,55 km. Như vậy, toàn bộ đoạn đê tả Thương mà cử tri xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng phản ánh đã sửa chữa, nâng cấp.

2. Cử tri huyện Yên Thế phản ánh: Đường tỉnh 242 (đoạn Km 4 đến Đèo Cà, khu vực Đền Nguyệt Hồ, thuộc xã Hương Vỹ) mới thi công năm 2017 đã có hiện tượng bị vỡ, không có rãnh thoát nước (ý kiến cử tri kỳ họp thứ 5).

Đường tỉnh 242 đã được Sở Giao thông vận tải tổ chức sửa chữa thảm bê tông nhựa mặt đường, bổ sung rãnh dọc trên toàn tuyến, đảm bảo an toàn giao thông.

3. Cử tri thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa: Đề nghị UBND tỉnh xem xét diện tích, vị trí cấp phép khai thác khoáng sản tại Quyết định số 404/2015/QĐ-UBND, ngày 15/9/2015 của UBND tỉnh cho Công ty TNHH xây dựng và thương mại Linh Hải khai thác khoáng sản cát, sỏi tại khu vực bãi soi Đa Hội, thôn Đa Hội cho phù hợp với thực tế, vì vị trí, diện tích được cấp phép khai thác sẽ gây sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân (ý kiến cử tri từ kỳ họp thứ 9).

Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 1177/UBND-ĐT ngày 25/3/2021 về việc không chấp thuận chủ trương đầu tư “Khai thác lộ thiên khoáng sản cát, sỏi tại khu vực bãi Soi Đa Hội, thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Linh Hải.

4. Cử tri xã Khám Lạng, huyện Lục Nam: Đề nghị xem xét nâng cấp đường dây và trạm biến áp thôn Giếng và thôn Vàng để khắc phục tình trạng điện yếu không đáp ứng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân (ý kiến từ kỳ họp thứ 7).

Ngày 7/4/2021, Công ty Điện lực Bắc Giang đã đóng điện trạm biến áp xây dựng mới cho thôn Vàng, san một phần tải từ trạm biến áp thôn Giếng sang trạm biến áp thôn Vàng. Như vậy, đến nay nguồn điện cấp cho thôn Giếng và thôn Vàng thuộc xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chất lượng điện áp đã được đảm bảo.

5. Cử tri huyện Lạng Giang đề nghị: UBND tỉnh sớm đầu tư, mở mới tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Quốc lộ 37 (đoạn từ xã Hương Lạc đi xã Hương Sơn). Hiện nay đoạn đường này xe đi nhiều nhưng đường đi vòng qua thị trấn Kép và cổng doanh trại trung đoàn 927, đấu nối vào đường Quốc lộ 1A gây xung đột, tham gia giao thông khó khăn (ý kiến cử tri từ kỳ họp thứ 9).

Dự án đã đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025. Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND huyện Lạng Giang làm chủ đầu tư, nghiên cứu lập chủ trương đầu tư dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

6. Cử tri các xã: Tân Thịnh, An Hà, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng,… huyện Lạng Giang tiếp tục phản ánh: Tuyến đường tỉnh 292 quá xuống cấp, không đảm bảo cho người dân khi tham gia giao thông. Đề nghị UBND tỉnh sớm khởi công nâng cấp tuyến đường này (ý kiến cử tri từ kỳ họp thứ 9).

Đường tỉnh 292 đoạn Kép đi Bố Hạ đã được khởi công đầu tư xây dựng, hiện UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện Lạng Giang triển khai thực hiện.

7. Cử tri xã Tân Sỏi, xã Bố Hạ, thị trấn Bố Hạ huyện Yên Thế tiếp tục đề nghị: Xây mương thoát nước 2 bên đường 292 và 294 khu dân cư thôn Sỏi trung tâm xã để đảm bảo môi trường và tránh ảnh hưởng giao thông; Sớm làm lại đường 292 đi từ cầu Dinh Tiến - Bố Hạ đi Cầu Gồ do hiện nay tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho người tham gia giao thông nhất là vào những ngày mưa. Sớm tu bổ, sửa chữa, nâng cấp tuyến đường 292, 242 (ý kiến cử tri từ kỳ họp thứ 9).

- Dự án Đường tỉnh 292 từ Bố Hạ đi Cầu Gồ được triển khai thi công sửa chữa thảm BTN mặt đường, bổ sung hệ thống thoát nước, đã hoàn thành tháng 3/2020 ( trong đó có bổ sung hệ thống thoát nước tại điểm đông dân cư xã Tân Sỏi)

- Tuyết Đường tỉnh 242 đã hoàn thiện việc đầu tư 

- Tuyến Đường tỉnh 294 đã được UBND tỉnh giao UBND huyện Tân Yên triển khai cải tạo nâng cấp, dự kiến hoàn thành xong trong năm 2021.

8. Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị: nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 31, đoạn Bắc Giang - Sơn Động (cấp thiết là đoạn từ ngã tư Đồi Ngô đi Chũ Lục Ngạn) (ý kiến từ kỳ họp thứ 7).

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai dự án đầu tư cải tạo nâng cấp Quốc lộ 31 trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025.

9. Cử tri huyện Sơn Động tiếp tục phản ánh: Hiện nay Quốc lộ 31, từ Sơn Động đi Lục Nam xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra các vụ va chạm giao thông, không đảm bảo an toàn cho nhân dân và các phương tiện khi tham gia giao thông. Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, sớm nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 31 để khắc phục tình trạng trên (ý kiến cử tri từ kỳ họp thứ 9).

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai dự án đầu tư cải tạo nâng cấp Quốc lộ 31 trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025.

10. Cử tri xã Xuân Cẩm và nhiều xã ven đê sông Cầu, huyện Hiệp Hòa phản ánh: Hiện nay một số đoạn đê trước đây đã được làm mới hoặc nâng cấp nhưng đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân, như: Đoạn xã Hợp Thịnh (Km 9+600 - Km 11+500; km 11+500-km13; km13-km13+500) đoạn xã Xuân Cẩm (km 19-km22; km22+800-km23+715), xã Mai Đình (km27-km28+500) xã Châu Minh (km34-km34+800), xã Hòa Sơn (km1+800-km4+500), xã Quang Minh (km 5+600-km 7+300). Đề nghị UBND tỉnh cải tạo, nâng cấp.

Toàn tuyến đê tả Cầu trên địa bàn huyện Hiệp Hòa hiện nay mặt đê đã cứng hóa được 39,6km/39,6km đạt 100%. Một số đoạn đê được cứng hóa từ lâu, nay đã xuống cấp, vỡ nát tạo thành các ổ gà như phản ánh của cử tri là đúng. Năm 2021, bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ sẽ thực hiện cứng hóa lại mặt đê đoạn từ K19+000-K22+000 (khoảng 3 km) thuộc địa bàn xã Xuân Cẩm. Các đoạn còn lại (khoảng 11,51km) chưa bố trí được nguồn kinh phí thực hiện sửa chữa theo kiến nghị của cử tri.

11. Cử tri thôn Trung Tâm, thôn Gò Pháo- xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa phản ánh: Hiện nay mặt cầu Vát (nối Hiệp Hòa với Sóc Sơn - Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng, đèn chiếu sáng trên cầu nhiều khi không bật rất nguy hiểm cho người đi lại trên cầu. Đề nghị UBND tỉnh sớm sửa chữa, nâng cấp đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.

Nội dung cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải đã hoàn thành trong năm 2020.

12. Cử tri xã Hợp Đức, huyện Tân Yên phản ánh: Tuyến đường 295 từ cầu Bến Tuần về Hợp Đức hiện nay đã xuống cấp nhiều đoạn có ổ gà, nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Đề nghị UBND tỉnh xem xét sửa chữa, nâng cấp. Hệ thống điện thắp sáng cầu Bến Tuần đến nay đã bị cháy, hỏng không sử dụng được. Đề nghị tỉnh chỉ đạo cho lắp đặt lại hệ thống chiếu sáng để phục vụ giao thông đi lại của người dân và xe cơ giới.

Sở Giao thông vận tải đã tổ chức triển khai sửa chữa mặt đường, hệ thống chiếu sáng hoàn thành trong năm 2020.

13. Cử tri các xã Vân Hà, Tiên Sơn, huyện Việt Yên: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xem xét phân luồng giao thông, bố trí biển báo, đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư đoạn đường giao cắt từ trường THPT Lý Thường Kiệt với đường Vành đai 4, xã Tiên Sơn, để thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Đoạn ngã tư đường giao cắt từ trường THPT Lý Thường Kiệt với đường Vành đai 4, xã Tiên Sơn đã được Nhà thầu thi công hoàn thành theo thiết kế được duyệt, lắp đặt biển báo, bố trí hệ thống an toàn giao thông đầy đủ theo quy định, tầm nhìn tại nơi giao cắt không bị hạn chế. Tiếp thu ý kiến của cử tri xã Vân Hà, Tiên Sơn huyện Việt Yên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các CTGT chủ trì đã thực hiện các thủ tục bổ sung cụm đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư theo đề nghị vào dự án Đường vành đai IV (Hà Nội), địa phận tỉnh Bắc Giang, lựa chọn nhà thầu thi công lắp đặt hoàn thành từ tháng 11/2020 đảm bảo thuận tiện cho người và phương tiện tham gia giao thông.

14. Cử tri xã Xuân Lương, Canh Nậu và một số xã huyện Yên Thế đề nghị: Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho nhân dân, đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo ưu tiên giao lại rừng cho các hộ trước đây đã bỏ công sức cải tạo rừng.

Đối chiếu với Khoản 2 Điều 133 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương” và Khoản 4 Điều 46 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có quy định: “Đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương thì UBND cấp tỉnh lập phương án sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau: a) Xây dựng các công trình công cộng; b) Giao đất, cho thuê đất cho 2 hộ gia đình, cá nhân ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; c) Giao đất, cho thuê đất cho người đang sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu và việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương”.

Trên cơ sở các quyết định của UBND tỉnh bàn giao đất từ các công ty, lâm trường về địa phương quản lý; UBND huyện Yên Thế đã chỉ đạo phòng chuyên môn và các xã nghiên cứu các quy định của Luật Đất đai để lập phương án sử dụng đất. Ngày 13/4/2021, UBND huyện Yên Thế đã có Công văn số 436/UBND-TNMT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để xin ý kiến lập, phê duyệt phương án sử dụng đất đối với diện tích đất lâm nghiệp đã thu hồi, bàn giao về địa phương quản lý. Hiện nay UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã còn lại lập phương án trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai. Sau khi phương án sử dụng đất được phê duyệt, UBND huyện Yên Thế sẽ thực hiện việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

15. Cử tri các xã Tiến Dũng, Cảnh Thụy, Lão Hộ, huyện Yên Dũng: Đề nghị ngành điện tiến hành khảo sát, có giải pháp nâng cấp, bổ sung trạm biến áp để đảm bảo điện phục vụ nhân dân; điện sinh hoạt hiện nay yếu, không đảm bảo. 

Đối với xã Tiến Dũng: Lưới điện hạ áp khu vực xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng do HTX tiêu thụ điện năng xã Tiến Dũng quản lý vận hành, bán điện trực tiếp đến các hộ dân, Công ty Điện lực Bắc Giang bán điện cho HTX tại công tơ tổng đặt tại trạm biến áp. Xã Tiến Dũng hiện có 08 trạm biến áp, tổng công suất đặt các máy biến áp là 2.520 kVA, cấp điện đến 07 thôn. Hợp tác xã đã và đang triển khai xây dựng 03 TBA có tổng công suất 1.200kVA đóng điện TBA số 1 400kVA cấp điện san tải cho thôn Buồng Múi 2 vào tháng 2/2021; đã triển khai xây dựng 02TBA 400kVA cấp điện cho thôn Thuận Lý và thôn Đồng Thắng đóng điện trong tháng 2/2021 về cơ bản đảm bảo cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Ngoài ra để đảm bảo cấp điện ổn định lâu dài, nâng cao chất lượng điện áp hơn nữa, UBND tỉnh đã có văn bản số 181/UBND - CN ngày 26/6/2020 về việc đăng ký danh mục các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham gia chương trình “Chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU”. Theo đó, đăng ký trong giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng thêm 06 trạm biến áp tại xã Tiến Dũng. 

Đối với xã Cảnh Thụy: Lưới điện hạ áp khu vực xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng là do HTX tiêu thụ điện năng xã Cảnh Thụy quản lý vận hành và bán điện trực tiếp đến các hộ dân, Công ty Điện lực Bắc Giang bán điện cho HTX tại công tơ tổng đặt tại trạm biến áp. 

Xã Cảnh Thụy hiện có 07 trạm biến áp với tổng công suất đặt các máy biến áp là 2.990 kVA, cấp điện đến 09 thôn và 01 khu phố. Mức mang tải cao nhất từ 81% - 97% tùy theo từng trạm biến áp (riêng trạm biến áp Cảnh Thụy 4 công suất 560kVA mới đưa vào vận hành từ tháng 8/2020 nên tải còn thấp), đảm bảo cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. 

Riêng khu vực cuối nguồn tại thôn Đông, tại thời điểm cử tri phản ánh thì điện áp cuối đường dây vào giờ cao điểm là 190-195V, trong khi điện áp tại trạm biến áp vẫn là 235-240V. Nguyên nhân dẫn đến điện áp cuối đường dây tại thôn Đông thấp vào giờ cao điểm là do đường dây hạ áp tiết diện nhỏ, bán kính cấp điện lưới điện hạ áp lớn. Tháng 01/2021, HTX tiêu thụ điện năng xã Cảnh Thụy đã kéo bổ sung thêm 01 đường dây hạ áp 600m từ trạm biến áp Cảnh Thụy 4 công suất 560kVA mới đưa vào vận hành để cấp điện đến khu vực cuối nguồn tại thôn Đông. Sau khi thực hiện như trên, điện áp tại khu vực này đã được nâng cao, đảm bảo chất lượng để sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân tại thôn Đông, đồng thời đã giảm mức tải cao nhất của máy biến áp Cảnh Thụy 2 từ 99% trước đó, xuống còn 93%. Khi HTX tiêu thụ điện năng xã Cảnh Thụy tiếp tục đầu tư lưới điện hạ áp do HTX quản lý thì sẽ tiếp tục giảm tải cho các trạm biến áp còn lại, đồng thời sẽ nâng cao được hơn nữa chất lượng điện áp cấp đến các hộ dân. Ngoài ra để đảm bảo cấp điện ổn định lâu dài, nâng cao chất lượng điện áp hơn nữa, UBND tỉnh đã có văn bản số 181/UBND-CN ngày 26/6/2020 về việc đăng ký danh mục các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham gia chương trình “Chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU”. Theo đó, đăng ký trong giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng thêm 07 trạm biến áp tại xã Cảnh Thụy. 

Đối với xã Lão Hộ: Lưới điện hạ áp khu vực xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng là do ngành điện quản lý vận hành và bán điện trực tiếp đến các hộ dân. 

Tại xã Lão Hộ hiện có 08 trạm biến áp, tổng công suất đặt các máy biến áp là 1.290 kVA, cấp điện đến 04 thôn Thượng Tùng, Quyết Chiến, Toàn Thắng, Liên Sơn. Mức mang tải cao nhất từ 60% - 89% tùy theo từng trạm biến áp, đảm bảo cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. 

Tại các thôn Quyết Chiến, Toàn Thắng, Liên Sơn, trong các năm 2018, 2019 ngành điện đã đầu tư thêm các trạm biến áp Lão Hộ 6, Lão Hộ 7, đồng thời nâng công suất TBA Toàn Thắng nên đã giảm được bán kính cấp điện của các đường dây hạ thế. Vì vậy, điện áp cuối nguồn vào giờ cao điểm là 220-230V, đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân. Tại thôn Thượng Tùng, do bán kính cấp điện khá lớn (≈ 1.500 m), phụ tải tập trung ở cuối đường dây nên điện áp cuối đường dây tại thôn Thượng Tùng vào giờ cao điểm chỉ còn 190 - 200V trong khi điện áp tại trạm biến áp vẫn là 235 - 240V. Để giải quyết điện áp thấp vào giờ cao điểm tại thôn Thượng Tùng, Điện lực Bắc Giang đã triển khai xây dựng thêm trạm biến áp đặt tại thôn Thượng Tùng, điện áp tại thôn Thượng Tùng đã được nâng cao, đảm bảo chất lượng.

16. Cử tri thôn Quả, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên đề nghị: UBND tỉnh xem xét nâng cấp Trạm bơm Trúc Núi để đảm bảo việc tiêu úng phục vụ sản xuất nông nghiệp của 6 thôn thuộc xã Trung Sơn và Tiên Sơn. Vì hiện nay, trạm bơm này đã xuống cấp, không đảm bảo việc tiêu úng phục vụ sản xuất. 

Dự án cải tạo, nâng cấp trạm bơm Trúc Núi được phê duyệt tại Quyết định số 2166/QĐ-UBND ngày 29/10/2020, thời gian thực hiện dự án 2020-2022, đến nay dự án đang triển khai thực hiện, đã bố trí được 06 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2022 hoàn thành dự án đưa vào sử dụng.

17. Cử tri xã Thượng Lan và xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo ngành Điện lực đầu tư, nâng cấp, thay thế đường dây điện tại các thôn: Chằm, Nguộn, Bói xã Thượng Lan và thôn Me xã Nghĩa Trung để đảm bảo an toàn lưới điện và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Vì hiện nay, hệ thống điện tại các khu vực này đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu, làm ảnh hưởng tới các thiết bị điện của các hộ gia đình trong thôn.

Về ý kiến của cử tri xã Thượng Lan, huyện Việt Yên:

 - Tại thời điểm cử tri phản ánh, lưới điện hạ áp thôn Chằm còn 01 nhánh đường dây hạ áp (chiều dài 250m) cấp điện cho trạm bơm nước của thôn và 08 hộ dân, dây dẫn có tiết diện nhỏ, xuống cấp. Công ty Điện lực Bắc Giang đã thay thế, nâng cấp dây dẫn xong từ tháng 9/2020. Sau khi thay thế, nâng cấp như trên, cấp điện tại thôn Chằm đã được đảm bảo ổn định, đảm bảo chất lượng điện. 

- Tại thời điểm cử tri phản ánh, lưới điện hạ áp thôn Nguộn còn một nhánh đường dây hạ áp (chiều dài 240m) sử dụng dây dẫn trần đi trên một số mái vẩy bằng tôn của một số hộ dân (thôn phản ảnh sợ mất an toàn). Công ty Điện lực Bắc Giang đã thay đoạn dây trần bằng dây bọc xong từ tháng 9/2020, đã đảm bảo an toàn. 

- Tại thời điểm cử tri phản ánh, điện áp tại một số vị trí cuối nguồn thuộc thôn Bói thấp vào giờ cao điểm do bán kính cấp điện lớn. Đến tháng 7/2020, Công ty Điện lực Bắc Giang đã cải tạo một số tuyến, nhánh lưới điện hạ áp tại khu vực này. Tuy nhiên, sau cải tạo như trên thì mới cải thiện được chất lượng điện lên một phần, vẫn còn một số hộ dân có điện áp thấp vào giờ cao điểm. Tháng 11/2020, Công ty Điện lực Bắc Giang đã xây dựng thêm 01 trạm biến áp mới tại khu vực này để san tải cho trạm biến áp hiện có, giảm bán kính cấp điện. Sau khi thực hiện như trên, cấp điện tại thôn Bói đã được đảm bảo ổn định, đảm bảo chất lượng điện. 

Về ý kiến của cử tri xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên: Tại thời điểm cử tri phản ánh, lưới điện hạ áp tại thôn Me, xã Nghĩa Trung còn một số đoạn sử dụng dây dẫn (chiều dài 270m) có tiết diện nhỏ, dẫn tới điện áp thấp vào giờ cao điểm tại một số hộ dân. Tháng 10/2020, Công ty Điện lực Bắc Giang đã thay thế, nâng tiết diện dây dẫn. Sau khi thay thế, nâng tiết diện dây dẫn, chất lượng điện áp tại thôn Me đã được nâng cao, đảm bảo yêu cầu, ổn định.

18. Cử tri huyện Lạng Giang: Đề nghị UBND tỉnh có những giải pháp, cơ chế kích cầu hỗ trợ phát triển đàn lợn cho các hộ chăn nuôi, nhất là các trang trại chăn nuôi để tái đàn nhanh, nhằm phát triển kinh tế và góp phần ổn định giá thực phẩm.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, các huyện, thành phố thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh, tạo nguồn vốn cho tái sản xuất. Tổng kinh phí hỗ trợ bị thiệt hại do dịch bệnh 399,4 tỷ đồng[1]. Tổ chức tập huấn tái đàn và các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học sau dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và duy trì 10 tổ công tác tại 10 huyện, thành phố. Hỗ trợ 165 triệu đồng cho 03 cơ sở nuôi giữ giống gốc phẩm cấp giống ông bà (năm 2019 là 81 triệu đồng, năm 2020 là 84 triệu đồng). Xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn dịch bệnh đàn lợn nái phục vụ công tác tái đàn, tổng kinh phí hỗ trợ 810 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ hóa chất cấp phát cho các huyện, thành phố thực hiện công tác tiêu độc khử trùng. UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh có chính sách khoanh nợ, giãn nợ và ưu tiên cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất. Kết quả công tác tái đàn lợn của tỉnh vượt kế hoạch đề ra. 

19. Cử tri huyện Lục Nam đề nghị: UBND tỉnh xem xét miễn, giảm phí chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác theo địa danh mới đối với các thôn, tổ dân phố mới được sáp nhập theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của HĐND tỉnh.

Theo quy định tại Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh quy định: Điểm 5.2, Khoản 5, Mục B Quy định: Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn trừ hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc Thành phố Bắc Giang; Điểm 1.4, Khoản 1, Mục B Quy định: Không thu lệ phí (đính chính sổ hộ khẩu, số tạm trú) đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà; Đối với lệ phí cấp chứng minh nhân dân: Theo quy định tại Luật căn cước công dân, từ 01/01/2020 thực hiện thống nhất việc cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính. Sở Tài chính đang dự thảo quy định bãi bỏ quy định thu lệ phí cấp giấy chứng minh nhân dân.

Như vậy, các hộ gia đình, cá nhân sống tại các thôn, tổ dân phố mới được sáp nhập theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của HĐND tỉnh tại huyện Lục Nam không phải nộp phí, lệ phí khi làm lại các loại giấy tờ nêu trên.

20. Một số trường học của huyện Lục Nam phản ánh: Việc mua sắm tài sản tập trung phục vụ nhiệm vụ chuyên môn (máy vi tính, máy in …) đã đăng ký gửi về Sở Tài chính nhưng việc cung cấp tài sản còn chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch dạy và học của nhà trường. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét khắc phục.

Nội dung cử tri phản ánh việc cung cấp tài sản chậm là đúng.

- Giải pháp khắc phục tồn tại và định hướng công tác mua sắm tập trung trong thời gian tới: Trên cơ sở phản ánh, kiến nghị của một số cơ quan, đơn vị, Sở Tài chính đã tổng hợp, tiếp thu và tham mưu UBND tỉnh giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác MSTT tại văn bản số 921/STC-QLCS&TH ngày 22/4/2021 báo cáo tình hình thực hiện mua sắm tập trung tài sản nhà nước. Ngày 23/4/2021, UBND tỉnh đã có Thông báo số 143/TB-UBND về Kết luận Phiên giao ban Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ngày 22/4/2021; theo đó, công tác mua sắm tập trung thực hiện cho năm 2021 và những năm tiếp theo sẽ thực hiện như sau: 

Điều chỉnh danh mục tài sản MSTT: Danh mục tài sản MSTT giảm từ 11 xuống còn 5 danh mục MSTT gồm: 

- Máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in (không bao gồm: máy chủ, máy tính bảng và các loại máy móc chuyên dùng). 

- Phần mềm quản lý, phần mềm dạy học áp dụng cho các trường mầm non, phổ thông công lập. (Hiện tại danh mục tài sản MSTT gồm gồm: máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy chiếu, máy photocopy, điều hòa nhiệt độ; Bộ thí nghiệm, thực hành các môn Lý, Hóa, Sinh; phần mềm quản lý, phần mềm dạy học áp dụng cho các trường mầm non, phổ thông công lập). 

Phân cấp thực hiện mua sắm tập trung cho UBND các huyện, thành phố, các cơ quan để chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện: 

- Sở Tài chính thực hiện mua sắm tài sản tập trung theo đăng ký của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý đối với danh mục tài sản MSTT là Máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay, máy in. 

- UBND các huyện, thành phố Bắc Giang tổ chức thực hiện mua sắm tập trung theo đăng ký của các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, xã quản lý đối với danh mục tài sản MSTT là Máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay, máy in. 

- Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện mua sắm tài sản tập trung theo đăng ký của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đối với danh mục tài sản MSTT là phần mềm quản lý, phần mềm dạy học áp dụng cho các trường mầm non, phổ thông công lập.

21. Cử tri xã Đông Lỗ, Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng tại các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp như: Lân đạm, thuốc bảo vệ thực vật... trên địa bàn huyện.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã ban hành Công văn số 65/CQLTT-TTPC ngày 27/01/2021 chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 2 tăng cường công tác quản lý địa bàn, tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, đặc biệt là 2 xã Đông Lỗ và Hùng Sơn, xử lý nghiêm theo quy định nếu phát hiện vi phạm.

Về thực trạng buôn bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Đông Lỗ có 14 cơ sở; xã Hùng Sơn có 07 cơ sở[1]. Qua công tác quản lý địa bàn 2 xã Đông Lỗ và Hùng Sơn, Đội Quản lý thị trường số 2 chưa phát hiện cơ sở nào buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đối với các mặt hàng lân đạm, thuốc bảo vệ thực vật.

Đội Quản lý thị trường số 2 đã triển khai các biện pháp sau:

+ Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón; Nghị đinh số 55/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Nghị định số 04/2020/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y,…

+ Tổ chức ký cam kết đối với 21 cơ sở không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, không sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Bảo quản phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định. Niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định,... Nếu không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo hiệu quả, quản lý trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 2 tiếp tục tăng cường công tác nắm bắt địa bàn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về chính sách, pháp luật trong đó có quy định đối với các mặt hàng vật tư nông nghiệp; tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện…

22. Cử tri thôn Ruồng, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn: Đề nghị UBND tỉnh xây dựng đập chứa nước Khe My (thuộc cụm Hồ Hàm Rồng) để phục vụ tưới tiêu cho nhân dân trong vùng.

Đập chứa nước Khe My thuộc hệ thống thủy lợi hồ Ruồng, huyện Lục Ngạn đã được UBND tỉnh đề xuất với Trung ương sử dụng vốn JICA của Chính phủ Nhật Bản (theo nội dung Công văn số 5418/BKHĐT-KTĐN ngày 18/8/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); tổng kinh phí dự kiến 91,7 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2025.

23. Cử tri huyện Sơn Động phản ánh: Công ty TNHH MTV xây dựng và cấp nước Hà Bắc đang quản lý 16 công trình tại các xã Tuấn Đạo, Dương Hưu, Long Sơn, thị trấn Tây Yên Tử, An Bá, Yên Định và thị trấn An Châu, trong đó 14 công trình công ty giao lại cho địa phương tự điều hành và tự sử dụng đến nay các công trình đã xuống cấp, hư hỏng không có kinh phí để sửa chữa hoặc không sửa chữa nâng cấp, còn 02 công trình cấp nước sinh hoạt cho thị trấn An Châu đang hoạt động nhưng không đảm bảo chất lượng, nước nổi váng, đục và có mùi hôi tanh nhưng Công ty không kịp thời xử lý, không thông tin đến người sử dụng. Qua lấy mẫu nước tại đầu vòi trạm cấp nước thị trấn An Châu và 1 số hộ gia đình đang sử dụng, kết quả không đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT). Cử tri huyện Sơn Động đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xem xét, thu hồi và bàn giao toàn bộ 16 công trình trên cho UBND huyện và các xã trên địa bàn huyện tìm nguồn kinh phí, mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn cho nhân dân trên địa bàn.

Ngày 13/3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 71/UBND-XD về việc bàn giao một số công trình nước sạch trên địa bàn huyện Sơn Động giao cho UBND huyện Sơn Động quản lý, khai thác 15 công trình (trong tổng số 17 công trình do Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Hà Bắc quản lý có 02 công trình Công ty trực tiếp điều hành, khai thác; 13 công trình Công ty để cho các xã tự điều hành, khai thác; 02 công trình không còn: Công trình 2 thị trấn An Châu (cũ) UBND huyện Sơn Động đã thanh lý; Công trình thôn Đồng Thông đã phá dỡ giải phóng mặt bằng cho Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử).

24. Cử tri huyện Sơn Động phản ánh: Hiện nay thị trấn An Châu có 02 tuyến Quốc lộ đi qua (QL31 và QL279), tổng chiều dài 4,5km; kết cấu mặt đường là bê tông asphalt, bề rộng mặt đường 8m, tuy nhiên rãnh thoát nước dọc 2 bên đường đã hư hỏng nhiều đoạn, vỉa hè chưa được đầu tư đồng bộ nên ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sinh sống 2 bên đường và người tham gia giao thông. Để công tác quản lý và phát triển hạ tầng phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt, đồng thời chỉnh trang đô thị cho đồng bộ. Đề nghị UBND tỉnh đầu tư nâng cấp 02 tuyến đường quốc lộ đoạn qua trung tâm thị trấn An Châu (mở rộng mặt đường, xây lại rãnh thoát nước 2 bên đường, lát vỉa hè).

UBND tỉnh đã đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025 để thực hiện.

25. Cử tri xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng đề nghị: Tuyến kênh Miếu Cụ hiện nay đã xuống cấp, không đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty Khai thác công trình thủy lợi Nam Cầu Sơn nâng cấp, sửa chữa.

Tuyến kênh tưới Miếu Cụ có chiều dài 2km, đã kiên cố hóa được 0,7 km do Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Sông Thương quản lý. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh bố trí kinh phí 3,8 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ và phát triển đất trồng lúa năm 2021 để đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh Miếu Cụ, thời gian thực hiện dự án này trong năm 2021- 2022.

26. Cử tri xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng: đề nghị nạo, vét kè kênh N7 từ thôn Giá đến ngòi Bún để phục vụ việc tiêu thoát nước.

Tuyến kênh tiêu N7 là kênh đất, có chiều dài khoảng 3,5 km, chiều rộng đáy kênh trung bình từ 5-6m, do UBND huyện Yên Dũng quản lý. Kênh có nhiệm vụ tiêu cho 587 ha diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp (500 ha diện tích nông nghiệp và dân sinh của xã Nội Hoàng và 87 ha của Khu công nghiệp Vân Trung giai đoạn 2). Tuyến kênh hiện tại đã bị xuống cấp, lòng kênh bị bồi lắng, bờ kênh bị sạt lở, bèo và thực vật thủy sinh phát triển mạnh gây ách tắc dòng chảy. Mặt khác đoạn đầu tuyến có chiều dài 0,9 km chưa được Công ty Fu Giang cải tạo, nâng cấp theo quy hoạch được duyệt. 

Ngày 13/4/2021, UBND huyện Yên Dũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND xã Nội Hoàng và Xí nghiệp KTCTTL Nam Yên Dũng, Công ty TNHH Fugiang, Công ty Cổ phần Phát triển Fuji Bắc Giang kiểm tra tuyến kênh N7, kết quả đã xác định được nguyên nhân ách tắc dòng chảy tuyến kênh N7 là do Công ty Cổ phần Phát triển Fuji Bắc Giang đang tiến hành xây dựng kè mái kênh phía bờ hữu có đắp chặn dòng để thi công. Để đảm bảo các quy định của pháp luật về Thủy lợi và đảm bảo tiêu thoát nước trên tuyến kênh N7, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã yêu cầu Công ty Cổ phần Phát triển Fuji Bắc Giang tạm dừng thi công công trình và xin cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đồng thời, phá bỏ bờ quây, nạo vét bùn đất và vật cản dưới lòng kênh xong trước ngày 16/4/2021. Đến nay, các nội dung đã hoàn thành và trả lại lòng kênh đảm bảo tiêu thoát nước.

27. Cử tri thôn Sậu, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng lắp đặt hệ thống biển báo khu vực đông người trên đường tỉnh 294, đoạn cổng trường học Mầm non và Tiểu học Nguyên Hồng, xã Quang Tiến để đảm bảo an toàn giao thông.

Tại khu vực hiện nay đã có biển cảnh báo trẻ em, biển cảnh báo giao nhau với đường không ưu tiên cơ bản đảm bảo ATGT trong khu vực. Hiện nay UBND tỉnh đang giao Ban QLDA ĐTXD các CTGT, nông nghiệp tỉnh triển khai đầu tư nâng cấp tuyến đường, dự kiến khởi công trong năm 2021. Các nội dung cử tri kiến nghị sẽ được hoàn thiện trong dự án hoàn thành.

28. Cử tri thôn Hương, thôn Hậu xã Liên Chung, huyện Tân Yên phản ánh: Đã nhiều lần Công ty gạch Đại Thắng tổ chức hội nghị xin ý kiến về đánh giá tác động môi trường để thực hiện dự án khai thác đất vật liệu sản xuất gạch tại chân núi Dành và núi Châu thôn Hương, xã Liên Chung; các đại biểu dự hội nghị đều không nhất trí cho công ty gạch Đại Thắng thực hiện dự án, với lý do: Nếu cho phép khai thác đất tại chân Núi Dành và núi Châu thôn Hương sẽ phá vỡ không gian cảnh quan, môi trường sinh thái của khu du lịch Tâm linh - sinh thái núi Dành, gây ô nhiễm môi trường và tiểm ẩn nguy cơ sạt lở đất rất cao. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí khu vực khác để Công ty gạch Đại Thắng thực hiện dự án khai thác đất sản xuất vật liệu xây dựng.

Công ty cổ phần gạch Đại Thắng (xã Quế Nham, huyện Tân Yên) được UBND tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đất sét gạch tại khu vực núi La, núi Đình, thôn Um Ngò, xã Việt Lập; khu Hố Măng, thôn Hậu và khu Núi Châu, thôn Hương, xã Liên Chung, huyện Tân Yên theo Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 11/9/2018 để cung cấp nhu cầu nguyên liệu cho Nhà máy gạch của Công ty, với diện tích 17,4 ha gồm 02 khu là: Núi Châu, thôn Hương, xã Liên Chung diện tích 4,4ha; khu vực núi La, núi Đình, thôn Um Ngò, xã Việt Lập; khu Hố Măng, thôn Hậu, xã Liên Chung có diện tích 13,0 ha. 

Sau khi thăm dò, Công ty đã được UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 17/6/2019; chấp thuận thực hiện dự án khai thác sét gạch ngói tại văn bản số 894/UBND-ĐT ngày 09/3/2020; phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác theo Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 10/12/2020. Hiện tại Công ty đang lập thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản. Tại khu vực trên chưa tiến hành khai thác và hiện khu vực mỏ còn nguyên trạng; vị trí, khoảng cách từ ranh giới mỏ gần nhất (khu hố Măng, thôn Hậu xã Liên Chung) đến chân núi Dành khoảng 350m. Khu vực này nằm ngoài khu vực tâm linh, sinh thái núi Dành, đã được đưa vào quy hoạch sân golf và du lịch tâm linh sinh thái núi Dành giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 Nhằm đảm bảo cấp phép nguồn nguyên liệu cho Nhà máy của Công ty cổ phần gạch Đại Thắng và đồng thời đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp, đề nghị Công ty cổ phần Đại Thắng:

 + Tiếp tục phối hợp với UBND xã Liên Chung, BQL thôn Hậu, thôn Hương, xã Liên Chung và các cơ quan chuyên môn của huyện Tân Yên thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến nhân dân khu vực có khoáng sản được đưa vào khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 của UBND tỉnh; chỉ xem xét, cấp phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp khi có ý kiến nhất trí của nhân dân.

 + Trước mắt tập trung lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tại khu vực núi La, núi Đình, thôn Um Ngò, xã Việt Lập và khu núi Châu, thôn Hương, xã Liên Chung theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường được UBND tỉnh phê duyệt.

 + Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tạo mối quan hệ mật thiết; thực hiện thỏa thuận, hỗ trợ địa phương chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; cam kết duy tu, sữa chữa tuyến đường giao thông nếu gây hư hại, hỏng hóc. 

Yêu cầu UBND huyện Tân Yên chỉ đạo các cơ quan liên quan của huyện, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND xã Liên Chung, UBND xã Việt Lập tiến hành rà soát lại quy hoạch khu tâm linh, sinh thái núi Dành, quy hoạch sân golf; trên cơ sở đó đôn đốc, hướng dẫn, trả lời doanh nghiệp khi đề nghị lập hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp.

29. Cử tri xã Lan Giới, huyện Tân Yên phản ánh: Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri tháng 7/2018, cử tri xã Lan Giới có ý kiến đến Thường trực HĐND tỉnh với nội dung: Hiện nay nước đập Đá Ong bị ô nhiễm nặng nề do chất thải, nước thải chăn nuôi lợn của hộ ông Quảng thuộc địa bàn thôn Cầu Thầy, xã An Thượng, Yên Thế thải vào đập làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt các hộ xung quanh và nước phục vụ sản xuất của hai thôn Đá Ong và Đồn Hậu, xã Lan Giới. Nội dung này đã được cơ quan chức năng giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay, hộ ông Quảng (xã An Thượng huyện Yên Thế) đã cho hộ khác thuê trang trại để chăn nuôi lợn, việc chăn nuôi đã gây bốc mùi hôi thối khó chịu và ảnh hưởng môi trường các hộ sinh sống lân cận. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài Nguyên & Môi trường phối hợp với UBND huyện Yên Thế đánh giá tác động môi trường đối với trang trại trên, kịp thời có biện pháp khắc phục việc ô nhiễm môi trường không khí để đảm bảo đời sống và sinh hoạt của người dân.

Ngày 06/3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Yên Thế, UBND xã An Thượng, huyện Yên Thế và UBND xã Lan Giới, huyện Tân Yên kiểm tra thực tế và làm việc với ông Nguyễn Văn Quảng (chủ cơ sở chăn nuôi lợn) cho thấy: Ông Nguyễn Văn Quảng là chủ Trang trại chăn nuôi lợn thịt thương phẩm, chăn nuôi lợn nái tại xã An Thượng, huyện Yên Thế (giáp ranh với xã Lan Giới, huyện Tân Yên), chủ cơ sở đã lập và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 1975/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 đối với hoạt động chăn nuôi lợn. 

 Theo báo cáo của chủ cơ sở: Thời gian qua do tình hình dịch tả lợn châu Phi cơ sở hoạt động chăn nuôi không thường xuyên, hiện tại đã giảm quy mô chăn nuôi 300 lợn nái và 2.500 lợn thịt (theo thiết kế là 600 lợn nái và 3.000 lợn thịt); cơ sở đã thực hiện bố trí hệ thống thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi (máy tách phân thu hồi phân, bể biogas bạt HDPE, 02 bể lắng, 02 bể lọc); về khí thải cơ sở đã thực hiện bố trí chuồng trại theo quy chuẩn, lắp đặt quạt thông gió, sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi phun chuồng trại và bổ sung vào thức ăn, trồng cây xanh xung quanh để giảm thiểu mùi phát sinh; tuy nhiên, do dịch tả lợn châu Phi cho nên cơ sở chưa thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ năm 2019, 2020 và quý I/2021 để đánh giá chất lượng môi trường.

 Ngày 15/4/2021, Chi cục Bảo vệ môi trường đã tham mưu phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế, UBND xã An Thượng và UBND xã Lan Giới tổ chức lấy mẫu quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đối với cơ sở chăn nuôi lợn, cho thấy các thông số quan trắc môi trường không khí xung quanh đều đạt giới hạn quy chuẩn cho phép.

 Yêu cầu ông Nguyễn Văn Quảng duy trì vận hành thường xuyên các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt, đảm bảo chất thải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường; thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường định kỳ và công khai thông tin với chính quyền địa phương, UBND xã Lan Giới để trả lời cử tri và nhân dân; Đề nghị UBND xã An Thượng, UBND xã Lan Giới tiếp tục theo dõi, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, hoạt động xả thải của cơ sở chăn nuôi lợn, kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. 

 Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Quảng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).

30. Cử tri thành phố Bắc Giang: Đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi thông tin, số liệu về quan trắc môi trường của Công ty Đạm và Hóa chất Hà Bắc; đồng thời có biện pháp công khai kết quả quan trắc đến nhân dân địa phương để tham gia giám sát.

Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường: Đề nghị Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Công văn số 1735/TNMT-BVMT ngày 15/6/2020) thực hiện công khai thông tin về công tác bảo vệ môi trường, kết quả quan trắc khí thải với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư theo quy định. Hằng quý, Công ty đều sao gửi báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ của Công ty đến UBND phường Thọ Xương và UBND xã Song Mai để công khai thông tin theo quy định.

 Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, giám sát chất lượng nước thải, khí thải của Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc thông qua hệ thống quan trắc môi trường tự động liên tục và kịp thời có biện pháp giải quyết, thông tin đến chính quyền địa phương khi phát hiện dấu hiệu bất thường. 

31. Cử tri thị trấn Tân An, huyện Yên Dũng: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cải tạo nút giao thông đường 293 rẽ đi Xuân Phú vì không đảm bảo an toàn giao thông (ý kiến kỳ 12).

Nút giao đường 293 rẽ đi Xuân Phú hiện nay đã có biển hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc để đảm bảo ATGT. UBND tỉnh dự kiến sẽ đầu tư mở rộng tổng thể tuyến ĐT 293, khi đó nút giao đường 293 rẽ đi Xuân Phú sẽ được cải tạo trong dự án tổng thể.

32. Cử tri xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên phản ánh: Hiện nay, tuyến đường vành đai V đoạn qua thôn Thần Chúc, xã Tiên Sơn với chiều dài khoảng 1km, tại các điểm giao của đường nội đồng với đường Vành đai IV nhà thầu thi công không tạo độ dốc (độ vuốt của đường Vành đai IV với đường nội đồng). Do đó người dân không có đường lên gây khó khăn trong việc đi lại phục vụ sản xuất. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng và chủ đầu tư đường vành đai V quan tâm, giải quyết.

Nội dung cử tri kiến nghị đã được Ban quản lý dự án các công trình GT, NN tổ chức khắc phục xong trong tháng 3/2021.

33. Cử tri thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên đề nghị: Ngành Giao thông nghiên cứu bổ sung, bố trí lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại một số ngã tư giao cắt với Quốc lộ 37 như: Ngã tư giao QL37 với đường Nguyễn Thế Nho, TT Bích Động; khu vực ngã tư Đình Trám; điểm giao giữa đường Quốc lộ 37 với đường Nguyên Hồng (đường Bờ hồ nối dài đi trường THPT số 1).

Về tổ chức giao thông trên tuyến Quốc lộ (hướng ưu tiên), để đảm bảo hiệu quả khai thác tuyến đường, tránh dừng, đỗ liên tục, nên tại các nút giao với đường không ưu tiên thường được tổ chức giao thông bằng sơn vạch kẻ đường, biển báo, gờ giảm tốc… Tại những khu vực trên đã được bố trí gờ giảm tốc, lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Khu vực ngã tư Đình Trám: Đã có hệ thống cảnh báo của ngành đường sắt;

Ngã tư giao QL37 với đường Nguyễn Thế Nho, hiện nay UBND huyện Việt Yên đang triển khai lắp đặt đèn tín hiệu giao thông; đối với ngã tư giữa Quốc lộ 37 với đường Nguyên Hồng (đường Bờ hồ nối dài đi trường THPT số 1) đã được bố trí gờ giảm tốc, lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ, mặt khác vị trí này chỉ cách ngã tư Bích Động khoảng 300 m (đã được lắp đèn xanh, đỏ), vì vậy việc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư này là không cần thiết (hiện nay vị trí này đã có đèn cảnh báo).

34. Cử tri thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên phản ảnh: Hiện nay hệ thống đèn chiếu sáng đường 295 (QL1 cũ) nhiều đoạn buổi tối không hoạt động làm ảnh hưởng đến giao thông và ATGT, đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo ngành chức năng xem xét, giải quyết, nhằm đảm bảo ATGT.

 UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo đơn vị chuyên môn kiểm tra, khắc phục và sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng trên toàn tuyến ĐT295B. Đến nay, hệ thống đèn chiếu sáng trên toàn tuyến ĐT295B đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa đảm bảo chiếu sáng cho người và các phương tiện tham gia giao thông và đảm bảo an ninh trật tự.

35. Cử tri xã Tự Lạn, huyện Việt Yên đề nghị: 

Hệ thống mương tưới trạm bơm xã Tự Lạn (thuộc Công ty khai thác Công trình thuỷ lợi Nam sông Thương quản lý) hiện nay đã xuống cấp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty nâng cấp hệ thống mương nói trên để đảm bảo phục vụ sản xuất cho nhân dân. 

Hiện nay, ngã tư Quán Rãnh trên Quốc lộ 37 thuộc địa bàn xã Tự Lạn lưu lượng người tham gia giao thông rất đông, nhất là vào đầu buổi sáng và các giờ tan tầm của công nhân và tan học của học sinh, đề nghị tỉnh bố trí gờ giảm tốc; đồng thời sửa chữa, lắp đặt lại hệ thống đèn cảnh báo giao thông tại ngã tư này (vì hệ thống đèn cảnh báo giao thông đã bị hỏng từ lâu) nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

- Về Hệ thống mương tưới trạm bơm xã Tự Lạn: Trạm bơm Tự Lạn được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1973, gồm 04 tổ máy bơm trục ngang, công suất 980 m3 /h/tổ máy; diện tích thiết kế 715 ha. Năm 2004, UBND tỉnh đầu tư cải tạo nâng cấp toàn bộ nhà máy và kiên cố hóa đồng bộ 02 tuyến kênh tưới chính gồm: Tuyến kênh N1 dài 3,2 km và tuyến kênh N2 dài 2,2 km. Hiện nay, 02 tuyến kênh đã xuống cấp. UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Nam Sông Thương hàng năm, dành một phần kinh phí từ nguồn miễn thu giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của đơn vị để duy tu, sửa chữa các tuyến kênh trên (năm 2019 và năm 2020 là 85,0 triệu đồng; năm 2021 là 140,0 triệu đồng) đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

 - Về sửa chữa, lắp đặt lại hệ thống đèn cảnh báo giao thông tại ngã tư Quán Rãnh trên Quốc lộ 37 thuộc địa bàn xã Tự Lạn. Trong năm 2020, tại khu vực trên đã được bố trí gồ giảm tốc, lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ để tổ chức giao thông, giải tỏa hành lang thông thoáng bước đầu đã giảm thiểu được phần lớn tai nạn giao thông tại khu vực này. Căn cứ tình hình phát triển giao thông, việc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông (đèn xanh, đỏ) UBND huyện Việt Yên sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp.

36. Cử tri xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đề nghị: Hiện nay một số tuyến kênh thuộc trạm bơm Như Thiết, xã Hồng Thái đã xuống cấp, ảnh hưởng đến sản xuất. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty khai thác Công trình thuỷ lợi Nam sông Thương sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo phục vụ sản xuất của nhân dân.

Trạm bơm Hồng Thái được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1965 gồm có 08 tổ máy bơm trục ngang, công suất 980m3/h/tổ máy; diện tích thiết kế 800 ha. Năm 2000, UBND tỉnh đầu tư cải tạo nâng cấp toàn bộ nhà máy và kiên cố hóa đồng bộ các tuyến kênh tưới chính.

Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Nam Sông Thương hằng năm dành một phần kinh phí từ nguồn miễn thu giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của đơn vị để duy tu, sửa chữa các tuyến kênh trên (năm 2019 và năm 2020 là 660,0 triệu đồng; năm 2021 là 137,0 triệu đồng) đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

37. Cử tri phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng đất của Công ty vật tư nông nghiệp Sông Hồng, nếu sử dụng không đúng mục đích, đề nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi để sử dụng có hiệu quả.

Vi phạm của Công ty không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Sông Hồng đã tổ chức thực hiện các nội dung: 

- Chấm dứt việc cho Công ty TNHH MTV Vina-Star thuê tài sản để làm xưởng sản xuất cầu lông, gia công cơ khí chế tạo máy (tại Biên bản thanh lý hợp đồng thuê tài sản đối với Công ty TNHH MTV Vina-Star ngày 29/8/2014).

- Chấm dứt việc cho 03 nhân viên của Công ty sử dụng mặt bằng của Công ty làm quán bán hàng nước, lấn chiếm vỉa hè, dựng mái đua, mái vẩy.

UBND tỉnh đã tiếp tục giao Sở Tài và Môi trường yêu cầu Công ty lập hồ sơ, thủ tục về môi trường trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét xác nhận, phê duyệt theo quy định hiện hành. (Hiện Công ty chưa lập thủ tục về môi trường theo yêu cầu tại Kết luận thanh tra, với lý do: Công ty chưa có hoạt động phát sinh liên quan đến phát thải ảnh hưởng đến môi trường); yêu cầu Công ty có phương án sử dụng đất cụ thể trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để đưa đất vào sử dụng có hiệu quả.

38. Cử tri phố Cả Trọng, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế phản ánh và đề nghị: Tại khu vực cổng Nhà văn hóa Cả Trọng - thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế có khoảng 20m rãnh dọc thuộc đường tỉnh lộ 292 bị sập từ lâu nhưng chưa được sửa chữa, khắc phục. Đề nghị tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn sửa chữa để nối thông 2 đầu rãnh dọc.

UBND huyện Yên Thế đã hoàn thành sửa chữa trong năm 2020.

39. Cử tri xã Thái Đào, huyện Lạng Giang phản ánh: Công ty GOC xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm để bảo vệ sức khỏe, sản xuất cho nhân dân.

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Lạng Giang, Chi cục Bảo vệ môi trường, UBND xã Thái Đào và UBND xã Tân Dĩnh tổ chức kiểm tra tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C phát hiện Công ty xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường đúng như ý kiến của của tri xã Thái Đào phản ánh.

 Ngày 20/4/2021, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 04/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C với số tiền phạt là 104 triệu đồng; đồng thời, yêu cầu Công ty thực hiện chấm dứt hành vi vi phạm, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường; kết quả báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Lạng Giang, UBND xã Tân Dĩnh để kiểm tra, giám sát. 

40. Cử tri xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn đề nghị: Tỉnh lộ 290 đoạn giáp ranh giữa thôn Chính và thôn Ngọt bị sụt, gẫy gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sửa chữa, khắc phục.

Kiến nghị của cử tri đã được Sở Giao thông vận tải khắc phục trong tháng 01/2021.

III. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Cử tri xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa: Đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ mua BHYT cho học sinh theo hộ gia đình có mức thu nhập trung bình (50%).

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13; Nghị định 146/2018/NĐ- CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số Điều của Luật BHYT. Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT như sau: 

- Học sinh, sinh viên: Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương) hỗ trợ 30% mức đóng BHYT. 

- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% (Ngân sách Trung ương 30%; ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ thêm 20%) mức đóng BHYT. 

Theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.” Theo quy định tại Điều 12, đối tượng học sinh được xác định trước; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp được xác định sau. 

Như vậy, đối tượng học sinh (Trong đó: bao gồm học sinh thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình) do cơ sở giáo dục xác định, quản lý, lập danh sách, tham gia BHYT theo đối tượng học sinh, được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học, được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT (30% từ NSTW), chưa có chính sách hỗ trợ theo hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình (30% từ NSTW, 20% từ NSĐP). 

Đối với nội dung cử tri đề nghị, UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính phối hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh và các ngành liên quan tiếp thu, nghiên cứu để đề xuất phù hợp khả năng ngân sách của địa phương.

2. Cử tri trường Phổ thông dân tộc nội trú và một số trường học trên địa bàn huyện Lục Nam: Đề nghị có cơ chế hỗ trợ cho học sinh dân tộc về sách giáo khoa.

 

- Cơ chế hỗ trợ học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú về sách giáo khoa đã có quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT, cụ thể: “Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 01 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học. Trường có trách nhiệm tổ chức tốt việc cho mượn và bảo quản sách giáo khoa để được sử dụng lâu dài, có hiệu quả; hàng năm trường được mua bổ sung số sách giáo khoa bằng 10% số đầu sách giáo khoa của tủ sách dùng chung”. Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lục Nam trực thuộc UBND huyện Lục Nam, đề nghị UBND huyện và nhà trường thực hiện theo Thông tư số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT đã ban hành và còn hiệu lực. 

- Đối với học sinh dân tộc (con hộ nghèo): Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021: “Học sinh thuộc diện hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập với mức 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học”. Hiện các chế độ này đã và đang được áp dụng và học sinh trên địa bàn tỉnh đã được thụ hưởng theo quy định.

3. Cử tri trường THCS Việt Tiến, huyện Việt Yên phản ánh: HĐND tỉnh qui định về khoản hỗ trợ hoạt động giáo dục “sổ liên lạc (giấy)” tại Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 quy định mức thu học phí, mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ và hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh là không phù hợp với tình hình hiện nay, trong điều kiện toàn tỉnh đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các lĩnh vực, nhất là trong giáo dục, mặt khác trước đây hầu hết các nhà trường đã áp dụng sổ liên lạc điện tử. Đề nghị UBND tỉnh tham mưu cho HĐND tỉnh sửa đổi qui định này cho phù hợp.

- Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang có quy định mức thu tối đa các khoản thu (có thể không thu nếu không phù hợp, không được sự đồng ý của phụ huynh học sinh và phê duyệt của phòng GD&ĐT). Năm học 2020-2021 các trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt thực hiện thu tiền “Sổ liên lạc (giấy)” và không duyệt thu tiền “tin nhắn liên lạc điện thoại” (không phải “sổ liên lạc điện tử”) như đã thực hiện những năm trước đây (phụ huynh đóng góp khoảng từ 50.000 đ đến 100.000 đồng/hs/năm học, tùy từng gói dịch vụ), để thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh qua các tin nhắn một chiều). Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, có khá nhiều phần mềm miễn phí đã được các nhà trường, phụ huynh và giáo viên sử dụng thường xuyên và rất hiệu quả để trao đổi thông tin học tập của học sinh qua tin nhắn nhóm trong zalo, facebook, messenger…Thực hiện qua những công cụ này tiện lợi và không tốn kinh phí của phụ huynh học sinh. 

- Theo quy định của Điều lệ trường học các cấp học, về đánh giá học sinh và Kiểm định chất lượng trường học… có yêu cầu về sổ liên lạc, do vậy Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu triển khai quy định “Số liên lạc (giấy)” trong trường học để đảm bảo thông tin 2 chiều giữa nhà trường và phụ huynh theo quy định. Năm học 2020-2021 các trường đang thực hiện ở mức 10.000 đ/học sinh/năm học. Mặt khác, hiện nay, để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo các đơn vị thí điểm áp dụng hồ sơ điện tử (năm học này áp dụng cho 12 trường học), từ năm học 2021-2022 sẽ triển khai thực hiện áp dụng hồ sơ điện tử cho tất cả các trường, trong đó có hình thức Sổ liên lạc điện tử (miễn phí, không thu của học sinh) đáp ứng theo quy định của Điều lệ trường học, về đánh giá học sinh và Kiểm định chất lượng trường học. Năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các nhà trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo không duyệt khoản thu Sổ liên lạc giấy và không phải tham mưu cho HĐND tỉnh sửa đổi Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND như ý kiến của cử tri đề xuất.

4. Cử tri xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên: Đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho cán bộ không chuyên trách ở thôn (Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn).

Tại điểm b, khoản 1, Điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 được sửa đổi tại khoản 6, Điều 1, Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế quy định đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế là những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Căn cứ các quy định trên, thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế. Do vậy, UBND tỉnh chưa có cơ sở ban hành chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho cán bộ không chuyên trách ở thôn (Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn). Tuy nhiên, tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định nhóm tham gia Bảo hiểm Y tế theo hộ gia đình: “người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tải điểm 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này” nếu cán bộ không chuyên trách ở thôn có nhu cầu tham gia bảo hiểm Y tế (Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn) thì tham gia theo hộ gia đình. Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

BGTV

  • Từ khóa

6 cán bộ thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý liên quan vụ cháy 56 người chết

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân khiến 56 người tử vong, công an đã mời nhiều người liên quan lên làm việc, trong đó có 6 cán bộ thuộc diện Ban...
19:37 - 28/03/2024
154 lượt xem

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Cho biết, đặt nhiều kỳ vọng với các nội dung trọng tâm của Giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, tại cuộc tiếp Liên đoàn...
16:34 - 28/03/2024
228 lượt xem

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, sáng 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung...
14:40 - 28/03/2024
264 lượt xem

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi bị bắt vì liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra...
08:22 - 28/03/2024
434 lượt xem

Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm nửa năm

Thủ tướng thúc tiến độ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, để làm cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai...
21:04 - 27/03/2024
716 lượt xem