240
/
71673
10 năm hệ thống thư viện “không nhúc nhích”, vẫn tiêu tốn hàng trăm tỷ/năm
10-nam-he-thong-thu-vien-khong-nhuc-nhich-van-tieu-ton-hang-tram-ty-nam
news

10 năm hệ thống thư viện “không nhúc nhích”, vẫn tiêu tốn hàng trăm tỷ/năm

Thứ 2, 25/03/2019 | 10:30:15
696 lượt xem

Kết quả khảo sát hoạt động của hệ thống thư viện công cộng tại Việt Nam cho thấy sau 10 năm thực hiện quy hoạch phát triển ngành, mạng lưới thư viện vẫn gần như “không nhúc nhích”. Trong khi đó, mỗi năm, thư viện cấp quốc gia tiêu tốn 18 tỷ tiền ngân sách cấp, thư viện cấp tỉnh tốn 2,6 tỷ…

Những vấn đề, con số đó được nêu tại báo cáo kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thư viện của UB Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, vừa hoàn thành trong tháng này. Việc khảo sát nhằm phục vụ thẩm tra dự án Luật Thư viện sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 tới (tháng 5/2019).

thu vien 2.jpg

Nghịch lý được chỉ ra là trong khi mô hình cà phê sách rất phát triển, thu hút khách hàng thì các thư viện lại hết sức đìu hiu (ảnh minh hoạ)

Quy hoạch thư viện hạn chế, xa thực tiễn

Kết quả khảo sát cho thấy vô số hạn chế, yếu kém từ quy hoạch phát triển ngành thư viện cho đến chính sách đầu tư phát triển thư viện.

Đoàn giám sát cho rằng, việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành thư viện chậm, triển khai thực hiện chưa hiệu quả ở cả Trung ương và địa phương. Pháp lệnh Thư viện được UB Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2000, nhưng phải gần 7 năm sau, tháng 5/2007 quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020 mới được phê duyệt.

Trên thực tế, việc triển khai quy hoạch phát triển ngành thư viện chỉ được thực hiện đối với hệ thống thư viện công cộng, kết quả rất hạn chế. Sau 10 năm triển khai mới có 20% số tỉnh phê duyệt đề án phát triển mạng lưới thư viện, 30% đang triển khai xây dựng, còn 50% chưa triển khai thực hiện.

Báo cáo giám sát nêu nhận định khái quát, nội dung quy hoạch còn nhiều hạn chế và không phù hợp thực tiễn. Toàn bộ nội dung quy hoạch không đề cập đến vai trò của thư viện trong việc xây dựng văn hóa đọc cho nhân dân.

Đoàn giám sát cũng nhấn mạnh, đến nay, sau 11 năm triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành thư viện 2010 - 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chưa có báo cáo sơ kết 5 năm hoặc tổng kết 10 năm thực hiện quy hoạch.

Đáng chú ý, theo cơ quan giám sát, qua khảo sát thực tế, việc đầu tư ngân sách cho hệ thống thư viện chưa được quan tâm đồng đều, nhất là với hệ thống thư viện công cộng, mức đầu tư còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động thư viện.

Cụ thể, đối với thư viện cấp quốc gia, nguồn kinh phí được cấp trung bình 18 tỷ đồng/năm và không tăng trong thời gian qua. Hiện nay, thực hiện cơ chế tự chủ, Thư viện Quốc gia chủ động tìm kiếm, huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động.

Đối với thư viện cấp tỉnh, ngân sách được cấp bình quân khoảng 2,6 tỷ đồng/1 năm (từ 2001 đến nay đều tăng, hơn 80% thư viện tăng kinh phí gấp hai, ba lần so với trước năm 2001). Tuy nhiên chủ yếu dành chi trả lương cán bộ, kinh phí dành cho bổ sung sách, mua sắm trang thiết bị và tổ chức các hoạt động rất eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Còn ở thư viện cấp huyện, ngân sách cấp cho mỗi thư viện bình quân khoảng 53 triệu đồng/1 năm, tăng 3 triệu so với năm 2010. Tuy nhiên, do quy định không cụ thể và thiếu văn bản hướng dẫn nên việc đầu tư kinh phí cho thư viện cấp huyện ở mỗi nơi lại khác nhau. Các thư viện huyện trực thuộc UBND cùng cấp thường được cấp kinh phí nhiều hơn, cá biệt một số thư viện cấp huyện có mức kinh phí tương đương một số thư viện cấp tỉnh (từ trên 1 tỷ đến trên 2 tỷ), trong khi vẫn còn hơn 30% thư viện cấp huyện không được cấp kinh phí hằng năm để bổ sung sách báo và tổ chức hoạt động.

Hệ thống thư viện cấp xã hầu như chưa được quan tâm đầu tư kinh phí từ bất kỳ một nguồn nào do thiếu cơ chế.

Nguyên nhân của thực trạng trên được chỉ rõ trong báo cáo giám sát là do không ít ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của thư viện. Thêm vào đó, ngân sách phân bổ cho thư viện nằm chung trong ngân sách cấp cho lĩnh vực văn hóa - thông tin, do đó tình trạng cấp kinh phí cho hoạt động thư viện ở các địa phương thường bị huy động cho lĩnh vực khác.

Kết quả giám sát cũng cho thấy, ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia về thư viện cấp cho thư viện còn thấp và chưa đạt so với chỉ tiêu đặt ra. Chỉ đạt khoảng từ 2-3 triệu/năm cho 63 tỉnh thành, với khoảng 2.000 bản sách/thư viện, bằng 10% chỉ tiêu đặt ra là 20.000 bản sách/thư viện.

Trong khi đó, một số địa phương chưa bảo đảm cấp đủ vốn cho mục tiêu của thư viện theo phân bổ. Mục tiêu hỗ trợ sách cho 400 thư viện trên cả nước chưa đạt (thực tế chỉ 300 thư viện/năm được tiếp nhận dự án). Thêm vào đó, thời gian đấu thầu cung cấp sách do Bộ Văn hoá thể thao  và du lịch thực hiện kéo dài nên sách chuyển về địa phương bị chậm. Chất lượng sách nhìn chung chưa thực sự đáp ứng nhu cầu.

Theo P.Thảo/Dân trí

  • Từ khóa

Giữa tuần tới, miền Bắc đón thêm đợt không khí lạnh mạnh

Dự báo khoảng ngày 5 đến 6-12, miền Bắc chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh mạnh, thời tiết chuyển rét và có mưa rải rác.
18:45 - 29/11/2024
613 lượt xem

10 năm nữa, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vì quan niệm 'phải sinh con trai'

Dự kiến Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034, thế nhưng tư tưởng phải có con trai, hay gia đình phải 'đủ nếp đủ tẻ' thì mới hạnh phúc dẫn...
16:13 - 29/11/2024
606 lượt xem

Làm rõ nguyên nhân vụ nổ trên đỉnh núi ở Làng Nủ

Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân vụ nổ trên đỉnh núi ở Làng Nủ, nơi xảy ra vụ sạt lở đất đầu tháng 9-2024 khiến nhiều người chết
14:48 - 29/11/2024
653 lượt xem

Điều chỉnh quy hoạch sân bay Đồng Hới

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn đến năm 2030.
11:18 - 29/11/2024
723 lượt xem

Thời tiết hôm nay 29-11: Hà Nội lạnh hơn, TP.HCM nắng yếu

Hôm nay 29-11, nhiệt độ tại Hà Nội được dự báo giảm sâu, trời lạnh. Các tỉnh Bắc Bộ thời tiết cũng lạnh đến rét. Còn TP.HCM và Nam Bộ nhiều mây, nắng...
07:31 - 29/11/2024
824 lượt xem