24
/
59201
Nhật Bản xem Trung Quốc là mối đe dọa quân sự lớn nhất
nhat-ban-xem-trung-quoc-la-moi-de-doa-quan-su-lon-nhat
news

Nhật Bản xem Trung Quốc là mối đe dọa quân sự lớn nhất

Thứ 5, 22/03/2018 | 16:04:21
751 lượt xem

Kho vũ khí hạt nhân đang được phát triển của Triều Tiên có thể được xem là mối đe dọa quân sự trực tiếp và rõ rệt nhất với Nhật Bản, nhưng các nhà hoạch định quân sự ở Tokyo xem Trung Quốc mới là mối đe dọa quân sự lớn nhất.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3C của Nhật Bản trong một cuộc diễn tập (Ảnh: Reuters)

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3C của Nhật Bản trong một cuộc diễn tập (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, trong những năm qua, Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quốc phòng và hiện đã sở hữu tiềm lực đáng kể trên biển. Trong khi đó, Nhật Bản dường như chú trọng tới phát triển quan hệ thương mại, khi kim ngạch song phương giữa nước này với châu Âu hay các nước ở Trung Đông tăng lên.

Giờ đây, các chuyên gia quân sự Nhật Bản lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ tiếp cận toàn bộ Thái Bình Dương thông qua chuỗi đảo Okinawa, vốn đánh dấu giới hạn ảnh hưởng quân sự của Bắc Kinh trong hàng chục năm qua.

Với nhiều chuyên gia, Tokyo coi việc tàu chiến và máy bay Trung Quốc có thể đi qua chuỗi đảo ở Okinawa là mối đe dọa tiềm tàng với các tuyến hàng hải. Trong khi đó, với Trung Quốc, việc tiếp cận khu vực này được cho là một phần trong tham vọng trở thành siêu cường của Bắc Kinh.

Ông Nozomu Yoshitomi, nhà chuyên gia quân sự chính phủ Nhật Bản, đánh giá: “Giờ đây, tiềm lực quân sự của Nhật Bản và Trung Quốc có thể coi là tương đồng, nhưng trên thực tế, Nhật Bản có thể sẽ yếu thế hơn trong tương lai”.

Tham vọng của Trung Quốc

Được đánh giá là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh thứ 2 ở châu Á, Nhật Bản còn có cả sự hỗ trợ của các lực lượng Mỹ. Theo một hiệp ước an ninh, Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp lãnh thổ của quốc gia Đông Bắc Á này bị tấn công. Đánh giá về tình hình hiện nay, một cựu chỉ huy cấp cao của quân đội Mỹ cho rằng: “Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện diện trên biển. Mục tiêu sắp tới của họ sẽ là biển Hoa Đông. Trong vấn đề này, Nhật Bản rất cần sự hỗ trợ của Mỹ ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương”.

Thời gian qua, Bắc Kinh đã tăng chi tiêu quân sự với mục tiêu sở hữu lực lượng chiến đấu hiện đại vào năm 2050. Trong năm 2018, Trung Quốc có kế hoạch chi khoảng 175 tỷ USD cho lực lượng vũ trang, lớn gấp 3 lần so với Nhật Bản. Và Bắc Kinh luôn khẳng định các kế hoạch phát triển quân sự của nước này là nhằm phòng vệ và duy trì hòa bình.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera gần đây cho biết: "Các hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển của Nhật Bản đã mở rộng và tăng nhanh trong thời gian qua. Giờ đây, Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực để có thể tiến hành các hoạt động ở vùng biển xa và có thể thấy điều đó qua việc Trung Quốc đang sở hữu tàu sân bay và tiếp tục cho đóng mới một chiếc khác".

Sự chuẩn bị của Nhật Bản

Các khoản chi cho quốc phòng của Nhật Bản trong năm năm qua chỉ đạt mức 1% trong từng năm. Con số này nhiều khả năng cũng chỉ đứng ở mức này trong năm năm tới khi mà ngân sách cho sức khoẻ và phúc lợi nhằm đối phó với sự già hoá dân số đang được chính phủ Nhật Bản ưu tiên.

Một cố vấn của Bộ Quốc phòng Nhật Bản giấu tên thừa nhận: "Tài chính đang là điểm yếu của chúng tôi song sức mạnh của Nhật Bản là sự kiên cường". Theo vị cố vấn này, nếu Nhật Bản đủ sức mạnh để chống lại sức ép từ Trung Quốc trong một thời gian đủ dài, mối đe doạ đó sẽ chỉ còn được xem là một nguy cơ xung đột trong tương lai, cũng như các vấn đề kinh tế hay các sự kiện có thể ảnh hưởng tới an ninh xã hội. Tuy nhiên, để kiềm chế Trung Quốc vào lúc này, Nhật Bản cần các loại vũ khí hiện đại để có thể đưa ra nhiều phương án tác chiến.

Các nguồn tin cho biết văn bản đánh giá tiềm lực quân sự của Nhật Bản, dự kiến được công bố vào tháng 12 tới, có thể sẽ đề xuất thành lập một trung tâm chỉ huy chung nhằm điều phối các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh, cũng như tăng cường các biện pháp hợp tác với Mỹ.

Ngoài ra, Nhật Bản có thể trang bị các thiết bị mới, gồm cả những mẫu tàu chiến chở máy bay không người lái nhằm theo dõi các hoạt động của đối phương và có khả năng theo dõi các vụ phóng tên lửa.

Hiện quân đội Nhật Bản cũng có kế hoạch trang bị cả tên lửa đối đất và đối hạm đặt trên bộ và trên không mới, với tầm bắn được cải thiện đáng kể. Không quân Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch huấn luyện cho các phi công sử dụng máy bay chiến đấu hiện đại F-35 của Mỹ.

Nhật Bản cũng vạch ra các kế hoạch  nhằm huấn luyện cho Lực lượng phòng vệ mặt đất để họ có thể thích ứng với những chiến thuật mới và chuẩn bị cho quá trình triển khai tác chiến sâu rộng hơn ở căn cứ Okinawa.

Sức ép gia tăng

Tuy nhiên, trong thời điểm Nhật Bản đang chuẩn bị cho những kế hoạch kể trên, Trung Quốc dường như đã thử "nắn gân" Tokyo. Trong một sự kiện hồi tháng 1, Nhật Bản đã phản đối "hành động leo thang nghiêm trọng" tình hình khu vực khi tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển đang có tranh chấp gần quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Vụ việc này diễn ra ngay sau khi các máy bay ném bom và chiến đấu của Không quân Trung Quốc thực hiện các hoạt động tuần tra ở gần quần đảo tranh chấp.

"Trung Quốc dường như luôn tìm cách để kiểm tra trạng thái sẵn sàng và phản ứng của các lực lượng Nhật Bản, cũng như để hiểu hơn các hệ thống phòng vệ của Nhật Bản. Đây cũng là một mục đích khác của Trung Quốc trong thời bình. Theo đó, nếu các hoạt động của quân đội Trung Quốc trở nên thường xuyên, họ dường như đang tìm cách buộc Nhật Bản chấp nhận sự tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực", ông Toshi Yoshihara, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách tại Mỹ, nhận xét.

Hồi tháng 11 năm ngoái, quân đội Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động đặc biệt khi 6 máy bay ném bom Xian H-6 của Trung Quốc bay khoảng 290km trong khu vực giữa đảo Okinawa và Miyakojima. Đi cùng với nhóm máy bay ném bom này là máy bay theo dõi Y-8 và máy bay tác chiến điện tử TU-154. Giới quan sát cũng đưa ra phỏng đoán  rằng hoạt động này "có thể nhằm tiến hành một buổi tập tấn công giả định vào Guam" - nơi Mỹ có đặt một căn cứ quân sự lớn trong khu vực.

Nhận xét về các hoạt động trên của Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói: "Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh hơn những gì mà Nhật Bản tính đến. Có thể nói môi trường an ninh của Nhật Bản chưa bao giờ rơi vào tình trạng như vậy kể từ sau Thế Chiến II".

Theo Ngọc Anh/Dân trí

  • Từ khóa

Nga tuyên bố tiếp tục tấn công bằng tên lửa Oreshnik

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công nữa bằng tên lửa siêu thanh mới “không thể đánh chặn” mang tên Oreshnik.
20:41 - 23/11/2024
24 lượt xem

Tổng thống đắc cử Donald Trump không thắng đậm như từng tuyên bố

Kết quả kiểm phiếu mới nhất cho thấy Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ giành được số phiếu phổ thông với tỷ lệ chênh lệch nhỏ nhất kể từ thế kỷ 19, chứ...
16:53 - 23/11/2024
117 lượt xem

Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bressent làm bộ trưởng tài chính

Sau nhiều ngày cân nhắc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump quyết định chọn nhà đầu tư Scott Bressent là bộ trưởng tài chính trong chính quyền mới.
09:09 - 23/11/2024
300 lượt xem

Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa đánh Nga

Ngày 22-11, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ kịch bản leo thang nào đều có thể xảy ra trong xung đột Nga - Ukraine vì...
08:24 - 23/11/2024
320 lượt xem

Triều Tiên nhập khẩu dầu Nga bất chấp hạn chế của Liên Hiệp Quốc?

Hình ảnh vệ tinh của tổ chức Open Source Centre (OSC) có trụ sở tại Anh và Đài BBC công bố hôm 22-11 cho thấy lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Triều Tiên...
19:57 - 22/11/2024
622 lượt xem