213
/
147885
‘Đọc’ thấu suy nghĩ của con người, AI đã làm được
doc-thau-suy-nghi-cua-con-nguoi-ai-da-lam-duoc
news

‘Đọc’ thấu suy nghĩ của con người, AI đã làm được

Thứ 7, 27/05/2023 | 11:36:01
2,075 lượt xem

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng GPT1, tiền thân của AI ChatGPT, để dịch hình ảnh MRI thành văn bản nhằm hiểu được suy nghĩ của con người.

‘Đọc’ thấu suy nghĩ của con người, AI đã làm được - Ảnh 1.

Hoạt động quét MRI dùng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để chụp được hình ảnh chi tiết của não - Ảnh: SHUTTERSTOCK

 Bước đột phá này cho phép các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin “đọc” suy nghĩ của ai đó dưới dạng một dòng văn bản liên tục, dựa trên những gì họ đang nghe, tưởng tượng hoặc xem.

 Những người tham gia nghiên cứu ở Đại học Texas được yêu cầu nghe sách nói trong 16 giờ khi ở trong máy quét cộng hưởng từ (MRI).

 Đồng thời, một máy tính đã “học” cách liên kết hoạt động não bộ của họ từ máy chụp cộng hưởng từ với những gì họ đang nghe.

 Sau khi được đào tạo, bộ giải mã có thể tạo văn bản từ suy nghĩ của ai đó trong khi họ nghe một câu chuyện mới hoặc tưởng tượng ra một câu chuyện của riêng họ.

 Theo các nhà nghiên cứu, quá trình này tốn nhiều công sức và bước đầu máy tính chỉ có thể nắm bắt được ý chính của những gì ai đó đang nghĩ.

 Tuy nhiên, những phát hiện này vẫn là một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực giao diện não - máy.

 Đây là một ví dụ về nội dung mà một trong những người tham gia nghiên cứu đã nghe từ sách nói:

 "Tôi đứng dậy khỏi đệm hơi và áp mặt vào tấm kính cửa sổ phòng ngủ, mong rằng sẽ nhìn thấy những đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào tôi nhưng thay vào đó chỉ thấy bóng tối".

 Và đây là những gì máy tính “đọc” từ hoạt động não bộ của người đó:

 "Tôi chỉ tiếp tục đi đến cửa sổ và mở tấm kính ra. Tôi kiễng chân nhìn ra ngoài, tôi không thấy gì và nhìn lên lần nữa, tôi không thấy gì".

 Các nhà nghiên cứu đã làm việc trong nhiều thập kỷ về giao diện não - máy để có thể nhận biết suy nghĩ của ai đó và biến chúng thành văn bản hoặc hình ảnh. Nhưng thông thường, các nghiên cứu tập trung vào cấy ghép y tế, với trọng tâm là giúp người khuyết tật nói lên suy nghĩ của mình.

Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỉ phú Elon Musk thành lập, cũng đang phát triển một thiết bị cấy ghép y tế có thể “cho phép bạn điều khiển máy tính hoặc thiết bị di động ở bất cứ đâu”. Nhưng người dùng phải phẫu thuật để cấy ghép thiết bị vào não và điều này đang là rào cản.

Trong khi đó, công nghệ mới không cần phẫu thuật xâm lấn, tuy nhiên giá của nó lại khá cao. Chỉ riêng máy MRI hiện đã có giá từ 150.000 USD đến 1 triệu USD.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/doc-thau-suy-nghi-cua-con-nguoi-ai-da-lam-duoc-20230526162756624.htm

  • Từ khóa

Điểm lại những lần các tỷ phú công nghệ ghé thăm Việt Nam

Nhiều tỷ phú công nghệ đã từng chọn Việt Nam làm điểm đến cho những chuyến du lịch cá nhân, hoặc công du với vai trò lãnh đạo các tập đoàn lớn để tìm hiểu...
15:30 - 19/04/2024
73 lượt xem

Sinh viên chế tạo robot chỉ dẫn ở sân bay

Hộp thiết bị và robot chỉ dẫn ở sân bay, là sản phẩm của nhóm sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Hàng không Việt Nam.
10:20 - 19/04/2024
199 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
239 lượt xem

FPT, VTV bị phạt 135 triệu đồng vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Do có hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu bóng đá có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ, cá cược vi phạm pháp luật Việt Nam như: okvip,...
06:42 - 19/04/2024
319 lượt xem

Microsoft đang muốn thay thế lập trình viên bằng AI

Sự lo lắng sau tuyên bố của CEO Nvidia Jensen Huang về việc sẽ không cần thiết phải học lập trình nữa vì AI có thể làm điều đó thay cho con người đã trở...
21:16 - 18/04/2024
520 lượt xem