205
/
146906
Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ
de-nghi-chinh-phu-lam-ro-nguyen-nhan-evn-lo-hon-26-000-ty
news

Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ

Thứ 3, 09/05/2023 | 10:36:42
2,123 lượt xem

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Sáng 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết năm 2022, nền kinh tế trong nước phục hồi nhanh, là một trong số ít các quốc gia đạt tăng trưởng cao, kiểm soát được lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Giá điện sinh hoạt của người dân cao hơn giá điện sản xuất của DN

Liên quan tới vấn đề điện, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ đã khẩn trương nghiên cứu, xác định phương án điều chỉnh giá điện phù hợp, cùng với các giải pháp chính sách vĩ mô khác để hạn chế tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến lạm phát, chi phí sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ - 1

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Phạm Thắng).

Từ 4/5, giá điện đã tăng 3% sau 4 năm kìm giữ, lên mức giá bán lẻ bình quân là 1.920,37 đồng một kWh. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, việc tăng giá này của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khiến tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.

Cơ quan này cũng chỉ ra điểm không hợp lý trong cơ cấu giá của Bộ Công Thương, là giá điện sinh hoạt vẫn bù chéo cho sản xuất, trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tức là giá điện sinh hoạt của người dân chi trả cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay, nhưng chưa được xem xét, thay đổi.

"Chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Đó là lý do mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái", theo Ủy ban Kinh tế.

Cơ quan thẩm tra cũng đồng thời đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Theo số liệu giá thành sản xuất kinh doanh điện 2022 được Bộ Công Thương công bố cuối tháng 3, giá sản xuất là 2.032,26 đồng một kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Tức là với mức giá bán lẻ bình quân ở thời điểm trước khi tăng giá là 1.864,44 đồng, EVN bán lỗ gần 168 đồng một kWh.

Chi phí đầu vào tăng vọt, chủ yếu từ khâu phát điện tăng gần 21,5% so với 2021 do giá nhiên liệu (than, khí, dầu) leo thang, nên Tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi thu nhập tài chính khác, số lỗ của EVN năm ngoái hơn 26.200 tỷ đồng.

Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ - 2

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ khắc phục những bất cập trong giá điện (Ảnh minh họa: EVN).

Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn, được thể chế hóa trong các chiến lược, cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này còn khó khăn khi điện tái tạo sản xuất không bán được, chưa thống nhất được về cơ chế giá; Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện VIII chậm ban hành.

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá làm rõ thêm vấn đề, đẩy nhanh tiến độ các dự án về nguồn và lưới điện, chủ động phương án nguồn cung than, khí phục vụ sản xuất và vận hành hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới.

Cách tính giá bán lẻ xăng dầu chưa phù hợp với biến động thị trường

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022 có 1 chỉ tiêu không đạt là tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 24,76% - thấp hơn mục tiêu đề ra (25,7-25,8%).

Nguyên nhân do trong quý IV/2022, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đối mặt với khó khăn, thách thức gia tăng; giá xăng dầu, nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh; thiếu hụt nguồn cung đầu vào, tăng chi phí sản xuất.

"Trong bối cảnh giá cả leo thang, nhất là giá xăng dầu, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, tác động không nhỏ đến doanh thu và mức tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo", ông Dũng nói.

Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ - 3

7 tháng qua, giá xăng dầu được kiểm soát nhưng nhiều cửa hàng vẫn ngừng kinh doanh, gây thiếu hụt xăng dầu cục bộ diễn ra tại một số địa phương (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Theo báo cáo của Chính phủ, thị trường xăng dầu trong nước sau những biến động năm 2022, đầu năm 2023 có xáo trộn do sự cố Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nên hàng cung ứng trong 10 ngày đầu năm bị giảm 20-25%, nhưng hiện đã ổn định.

Dù vậy, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý, điều hành thị trường này. 7 tháng qua, giá xăng dầu được kiểm soát, nguồn cung trong nước đủ nhưng nhiều cửa hàng vẫn ngừng kinh doanh, gây thiếu hụt xăng dầu cục bộ diễn ra tại một số địa phương.

Nguyên nhân chính, theo cơ quan thẩm tra, do cách tính giá bán lẻ xăng dầu chưa phù hợp với biến động thị trường, không có tính cạnh tranh và chưa đủ bù đắp chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Trước thực tế nhiều cửa hàng bán lẻ đối phó bằng cách bán xăng dầu nhỏ giọt, Ủy ban Kinh tế lý giải do Bộ Công Thương áp dụng giải pháp tình thế là sử dụng lực lượng Quản lý thị trường để xử phạt các cửa hàng bán lẻ xăng dầu dừng bán không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Dù mức chiết khấu sau thời gian dài giảm thấp, thậm chí 0 đồng, đã tăng trong tháng 2, song theo Ủy ban Kinh tế, việc tăng này không bền vững và đây chỉ là giải pháp tình thế để các đầu mối giảm bớt tồn kho, thu hồi vốn, chưa giải quyết được căn cơ vấn đề. 

Cơ quan này cũng chỉ ra việc sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu có bất cập. "Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu dẫn đến bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, tiềm ẩn sự không minh bạch", theo đánh giá của cơ quan thẩm tra.

Trong bối cảnh Nghị định 95/2021 sau hơn một năm có hiệu lực bộc lộ những vướng mắc, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi để kịp thời tháo gỡ hạn chế trên thị trường xăng dầu.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-nghi-chinh-phu-lam-ro-nguyen-nhan-evn-lo-hon-26000-ty-20230509090823539.htm

  • Từ khóa

Ban Bí thư chỉ định một Vụ trưởng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh

Ông Trần Huy Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ...
15:17 - 29/03/2024
74 lượt xem

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải...
14:47 - 29/03/2024
96 lượt xem

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân

Cùng với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, đổi mới, tăng cường hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của...
08:43 - 29/03/2024
235 lượt xem

6 cán bộ thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý liên quan vụ cháy 56 người chết

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân khiến 56 người tử vong, công an đã mời nhiều người liên quan lên làm việc, trong đó có 6 cán bộ thuộc diện Ban...
19:37 - 28/03/2024
557 lượt xem

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Cho biết, đặt nhiều kỳ vọng với các nội dung trọng tâm của Giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, tại cuộc tiếp Liên đoàn...
16:34 - 28/03/2024
646 lượt xem