205
/
144374
Đại tướng Tô Lâm: 'Kêu gọi Chính phủ điện tử thì các cháu cũng phải được giao dịch'
dai-tuong-to-lam-keu-goi-chinh-phu-dien-tu-thi-cac-chau-cung-phai-duoc-giao-dich
news

Đại tướng Tô Lâm: 'Kêu gọi Chính phủ điện tử thì các cháu cũng phải được giao dịch'

Thứ 6, 17/03/2023 | 13:59:00
2,037 lượt xem

Theo Đại tướng Tô Lâm, căn cước công dân nếu được cấp cho trẻ em sẽ không làm theo thời hạn người lớn, mà có đặc trưng theo sự phát triển như 5 năm thay đổi một lần và trong hệ thống quản lý đồng bộ, không sợ có sự cố.

Đại tướng Tô Lâm: Kêu gọi Chính phủ điện tử thì các cháu cũng phải được giao dịch - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 17-3, Đại tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an - đã có giải trình thêm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi Luật căn cước công dân.

Ngoài hộ chiếu, giấy khai sinh, các cháu không có giấy tờ gì để giao dịch

Đối với băn khoăn việc cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi dù trước đó Quốc hội khi thông qua luật hiện hành không đồng ý cấp giấy tờ, ông Tô Lâm nói thực tế cho thấy rất nhiều trẻ em phải có giao dịch.

Ông dẫn lại việc có thể cung cấp cho bộ, các địa phương số liệu một xã, một phường có bao nhiêu trẻ em nhờ thông tin trong dữ liệu cư dân quốc gia.

Từ đó, tính toán hệ thống giáo dục và đào tạo, phục vụ rất tốt cho các kỳ thi.

Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh việc hiện nay "chúng ta kêu gọi Chính phủ điện tử thì các cháu cũng phải được giao dịch".

"Bây giờ điện thoại, sim điện thoại phải có căn cước thì các cháu dưới 14 tuổi có được dùng điện thoại không, hay bây giờ phải đăng ký của bố mẹ để dùng? Trẻ có được tham gia các hoạt động trên môi trường mạng không? Hoàn toàn được.

Để tránh những bất cập, chúng ta phải hoàn thiện những vấn đề này", ông Lâm phân tích.

Đánh giá căn cước công dân hiện nay là một trong những nội dung "hiện đại", ông Lâm nêu mục tiêu phấn đấu trong ASEAN về việc thống nhất các loại giấy tờ, tiến đến công dân các nước trong ASEAN đi lại không cần hộ chiếu.

Thay vào đó, nếu đạt được thỏa thuận thống nhất trong ASEAN, các quốc gia trong khối hay Việt Nam có thể đi lại giữa các nước bằng căn cước công dân. Đây là nội dung rất hội nhập, song sẽ có "khoảng trống" nếu không có giấy tờ để hội nhập.

Ông nêu thêm, hiện nay trẻ em mới sinh ra cấp hộ chiếu ngay vì là yêu cầu quốc tế. Nhưng ngoài hộ chiếu, giấy khai sinh, các cháu không có giấy tờ gì để giao dịch.

Đồng thời, giáo dục - đi học dựa vào khai sinh, đi lại cũng phải dùng giấy khai sinh. Mà giấy khai sinh này không chứng minh được người khai sinh với người đó là một.

Đi máy bay có trường hợp đối phó bằng cách xin mất giấy khai sinh để được lên máy bay, bố mẹ đi cùng vì các cháu không có giấy tờ.

Hoặc có trường hợp đi mượn giấy khai sinh của một cháu nào đấy tương thích để có được giấy tờ, thậm chí mua bán tên người khác… Rất nhiều bất cập liên quan chưa giải quyết được.

Căn cước công dân với trẻ em dưới 14 tuổi sẽ không làm theo thời hạn người lớn

Cũng theo Đại tướng Tô Lâm, với căn cước công dân trẻ em, nếu được cấp sẽ không làm theo thời hạn của người lớn, mà có những đặc trưng theo sự phát triển như 5 năm thay đổi một lần và trong hệ thống quản lý đồng bộ thì không sợ có sự cố.

Ông nói mục tiêu của chúng ta là 100% nhân dân giao dịch được trên môi trường điện tử. Vì vậy, đứng về mặt kinh tế - xã hội, nếu mọi người dân đều có căn cước sẽ rất thuận lợi.

"Việc đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi còn băn khoăn, nhiều người không muốn thì cần thảo luận rất kỹ gắn với đời sống thực tế ngoài xã hội đặt ra. Còn với cơ quan quản lý thực tế sẽ vô cùng tiện lợi", ông Lâm nói thêm.

Lãnh đạo Bộ Công an thông tin hiện còn có gần 3 triệu người chưa làm căn cước công dân và làm rất khó.

Bởi có những người không cần làm như ở vùng sâu vùng xa không giao dịch với ai, người ốm yếu, người già không nơi nương tựa... Tuy nhiên công an vẫn đi tìm từng người một để làm nhằm quản trị xã hội.

Theo ông Lâm, hiện nay đã cấp được trên 80 triệu căn cước công dân. Số còn lại sẽ cố gắng.

"Chúng tôi muốn làm càng sớm càng tốt. Người dân ít giấy tờ sẽ giúp phục vụ cho quản lý xã hội, giao dịch xã hội một cách thông minh, tiện lợi nhất. Chúng ta không nên để lỡ cơ hội này trong quản lý, quản trị xã hội.

Chúng ta không để ai có khoảng trống khi không có giấy tờ. Chúng tôi sẽ bàn đến những chuyện, ý kiến có thẻ xanh như các nước hoặc những người có quốc tịch Việt Nam nhưng lại có nguồn gốc nước ngoài... phải đưa vào quản trị, quản lý như thế nào đó", ông Tô Lâm nêu thêm.

Theo Thành Chung/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/dai-tuong-to-lam-keu-goi-chinh-phu-dien-tu-thi-cac-chau-cung-phai-duoc-giao-dich-20230317104757184.htm

  • Từ khóa

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân

Cùng với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, đổi mới, tăng cường hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của...
08:43 - 29/03/2024
10 lượt xem

6 cán bộ thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý liên quan vụ cháy 56 người chết

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân khiến 56 người tử vong, công an đã mời nhiều người liên quan lên làm việc, trong đó có 6 cán bộ thuộc diện Ban...
19:37 - 28/03/2024
344 lượt xem

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Cho biết, đặt nhiều kỳ vọng với các nội dung trọng tâm của Giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, tại cuộc tiếp Liên đoàn...
16:34 - 28/03/2024
415 lượt xem

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, sáng 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung...
14:40 - 28/03/2024
450 lượt xem

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi bị bắt vì liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra...
08:22 - 28/03/2024
603 lượt xem