205
/
144308
Nhiều cán bộ, thẩm phán tham nhũng, tiêu cực bị xử lý
nhieu-can-bo-tham-phan-tham-nhung-tieu-cuc-bi-xu-ly
news

Nhiều cán bộ, thẩm phán tham nhũng, tiêu cực bị xử lý

Thứ 5, 16/03/2023 | 14:07:46
2,126 lượt xem

Báo cáo của Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp là cán bộ, thẩm phán bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp tham nhũng, tiêu cực.

106 cán bộ, thẩm phán bị xử lý kỷ luật - là phát biểu của Chánh án Nguyễn Hòa Bình - Ảnh: GIA HÂN

106 cán bộ, thẩm phán bị xử lý kỷ luật - là phát biểu của Chánh án Nguyễn Hòa Bình - Ảnh: GIA HÂN

Xử lý tiêu cực của đội ngũ cán bộ, thẩm phán thế nào? Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 20-3.

Giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng còn gặp khó khăn

Báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan nhóm vấn đề chất vấn, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết 5 năm qua (từ 2018-2022), các tòa án thụ lý 12.723 vụ với 26.376 vụ, đã giải quyết, xét xử được 12.244 vụ với 25.144 bị cáo.

Riêng năm 2022, các tòa án thụ lý 3.405 vụ với 7.653 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 2.926 vụ với 6.421 bị cáo.

Các vụ án kinh tế, tham nhũng mà tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “tham ô tài sản”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”....

Ông Bình khẳng định quá trình giải quyết, các tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước.

Đồng thời chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

Tuy nhiên, theo ông Bình, việc giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng còn gặp khó khăn, vướng mắc.

Trong đó nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về một số quy định của pháp luật còn chưa thống nhất; xác định thiệt hại thực tế trong một số trường hợp rất khó khăn; giám định thiệt hại thường bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án…

Đề cập đến giải pháp, ông Bình nêu sẽ làm tốt việc phối hợp với các cơ quan nâng cao chất lượng hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan tới các tội phạm về tham nhũng, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án này.

Bố trí các thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực tham gia giải quyết, xét xử các vụ án về kinh tế, tham nhũng...

106 cán bộ, thẩm phán bị xử lý kỷ luật

Ông Bình nêu rõ những năm qua đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ.

“Tuy nhiên thời gian qua vẫn còn một số trường hợp cán bộ, thẩm phán vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Bình cho hay.

Báo cáo đưa ra con số từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp tham nhũng, tiêu cực.

Năm 2021, 43 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó 3 trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Năm 2022, 35 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó 4 trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Từ tháng 10-2022 đến nay, có 28 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó 2 trường hợp vi phạm pháp luật.

Để khắc phục, theo ông Bình, bên cạnh quán triệt, tổ chức tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đề cao sự gương mẫu của người đứng đầu...

Tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xử lý nghiêm công chức tham nhũng, tiêu cực..

Xây dựng cơ sở dữ liệu công tác kê khai tài sản trong tòa án. Cho thôi hoặc miễn nhiệm cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút mà không cần chờ hết nhiệm kỳ bổ nhiệm.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cải cách chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ với các chức danh tư pháp trong các tòa án...

Theo Thành Chung/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/nhieu-can-bo-tham-phan-tham-nhung-tieu-cuc-bi-xu-ly-20230316102039219.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng: "Giá điện cạnh tranh nhưng phải có sự điều tiết của Nhà nước"

Về giá điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý triển khai theo lộ trình phù hợp, không điều hành "giật cục". Tinh thần được ông nhấn mạnh là giá điện cạnh...
16:17 - 20/04/2024
16 lượt xem

'Giữ lửa, truyền lửa' phát huy văn hóa dân tộc

Chiều 19.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày văn hóa các dân tộc...
08:21 - 20/04/2024
201 lượt xem

Đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị đề nghị T.Ư Đảng khai trừ Đảng cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Ban Bí thư đã khai trừ cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng...
17:39 - 19/04/2024
575 lượt xem

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành

Theo đề án đang xây dựng, Bộ Y tế sẽ tập trung tăng cường quản lý Nhà nước với ngành, lĩnh vực được giao và chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành, phù...
14:29 - 19/04/2024
903 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý hình sự nếu cố tình 'đầu độc' sông Bắc Hưng Hải

Nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự, đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhằm kiên...
09:37 - 19/04/2024
763 lượt xem