Người bị thừa cân béo phì, người bị mụn nhọt, người bị suy thận... dù có thèm đến mấy cũng không nên ăn na, bởi những tác hại mà nó mang lại còn nhanh hơn cả mắc ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm ngọt, ngon, được nhiều người ưa dùng với tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Trong na có chứa dồi dào vitamin C, kali, chất xơ, carbohydrates và một số vitamin và khoáng chất thiết yếu rất có lợi trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Quả na chứa tới 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và, thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm:
Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho: 45mg; vitamin C: 36mg. Ngoài ra trong na chứa rất nhiều vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe.
Quả na có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, như: tốt cho hệ tiêu hóa, ổn định hệ tim mạch, giúp giảm cân, chống lại bệnh ung thư, tốt cho phụ nữ mang thai… nhưng không phải mọi đối tượng đều có thể ăn na thỏa thích.
Ăn nhiều dễ mọc mụn, táo bón
Na được nhiều người ưa thích và nhầm tưởng là quả “lành tính”, nhưng thực ra na lại là một trong số các loại quả gây nóng cho cơ thể. Chỉ cần một vài quả là khiến da bị nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, tình huống xấu hơn là nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn.
Hãy thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn 1 quả na . Bạn sẽ thấy tác dụng giảm cân rõ rệt sau vài tuần. Ảnh minh họa: Internet
Có tác dụng giảm cân
Nhiều người cho rằng, ngọt lịm, vị ngon nên dễ ăn nhiều vì vậy rất dễ tăng cân. Tuy nhiên, ưu điển rất lớn trong quả na là chứa rất nhiều vitamin C, không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri thấp, nên rất có lợi cho những người ăn kiêng hoặc đang có ý định giảm cân.
Hãy thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn 1 quả na . Bạn sẽ thấy tác dụng giảm cân rõ rệt sau vài tuần.
Không ăn na còn ương
Sử dụng những quả na chưa chín kĩ hoặc chín nẫu đều không tốt. Trong na chín nửa chừng có chứa chất Tannin, khi chất này kết hợp với thức ăn hàng ngày sẽ tạo ra những hợp chất khiến cho hệ tiêu hóa bị ứ đọng, khiến bạn bị táo bón khó tiêu.
Không cắn vỡ hạt na khi ăn
Hạt của qủa na thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận, nếu sơ ý nuốt phải hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
Người suy thận cũng không nên ăn nhiều na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh cần ăn kiêng. Ảnh minh họa: InternetNgười tiểu đường không ăn nhiều
Đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.
Người bị mụn nhọt
Một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều na vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Người suy thận
Người suy thận cũng không nên ăn nhiều na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh cần ăn kiêng.
Ngoài ra, đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn bởi na có hàm lượng đường tương đối cao.
Theo Hòa Thuận/Tiền phong