190
/
61317
Khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn còn rào cản
kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-van-con-rao-can
news

Khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn còn rào cản

Thứ 2, 21/05/2018 | 13:38:10
2,399 lượt xem

BGTV- Trong công tác y tế cộng đồng, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân (KSKTHN) rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình, trách nhiệm đối với người bạn đời và bảo đảm hạnh phúc gia đình lâu dài. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhiều bạn trẻ khi bước vào cánh cửa hôn nhân vẫn còn khá thờ ơ và chưa quan tâm đến vấn đề này.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm mục đích phát hiện những bệnh di truyền, bệnh lây nhiễm và các vấn đề sinh sản

Nhiều nước trên thế giới, luật pháp quy định rất rõ ràng việc bắt buộc KSKTHN, coi đó như là một điều kiện phải có trước khi được cho phép đăng ký kết hôn. Trong các quy định về thủ tục đăng ký kết hôn ở nước ta, pháp luật chỉ quy định cấm kết hôn với người mất “năng lực hành vi dân sự” (những người bị bệnh tâm thần; mắc một số bệnh như không thể làm chủ hành vi, nhận thức...), không có quy định nào bắt buộc phải KSKTHN, bên cạnh đó nhận thức của một số bộ phận thanh niên còn hạn chế, dẫn đến nhiều vấn đề về đảm bảo sức khỏe cho thanh niên độ tuổi kết hôn còn bỏ ngỏ.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân góp phần đảm bảo một cuộc sống gia đình hạnh phúc

Hiện nay, tại Bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có các khoa, phòng tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, tuy nhiên số lượng người khám chưa nhiều. Theo thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi tháng, tại các cơ sở y tế này có từ 3-5 người trẻ chưa lập gia đình tìm đến dịch vụ khám sức khỏe sinh sản khi có dấu hiệu bệnh tật hoặc bệnh nặng. Tâm lý e ngại, chưa nhận thức đúng về tác dụng của việc KSKTHN cùng với chi phí khá cao, từ 2 – 3 triệu đồng/người nếu làm đầy đủ các xét nghiệm liên quan là điều không phải ai cũng làm được. Bên cạnh đó, với một số bạn trẻ, việc đề nghị khám sức khỏe đối với vợ/chồng tương lai của mình cũng là vấn đề “khó nói” vì có thể gây hiểu lầm, tự ái và thậm chí tổn thương với người bạn đời.

Tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vấn đề càng trở nên “xa vời” với nhiều người trong độ tuổi kết hôn. Nguyên nhân một phần do nhận thức, hiểu biết chưa đầy đủ của lứa tuổi vị thành niên, thanh niên; việc triển khai mô hình “Tư vấn và KSKTHN” tại các địa phương còn bất cập do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được đầy đủ, kinh phí hỗ trợ thực hiện còn hạn hẹp, quản lý sau khám thiếu sót… Bên cạnh đó, các chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGÐ) chủ yếu tập trung vào các cặp vợ chồng, chưa chú trọng đến vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn, do đó nhận thức về SKSS/KHHGÐ của nhóm đối tượng này còn hạn chế. Một mặt, quan niệm sống và tình yêu của thế hệ trẻ hiện nay đang thay đổi nhanh chóng, nhiều em đứng trước nguy cơ mang thai sớm, nạo phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Pháp lệnh Dân số quy định: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn”

Theo bác sỹ Nguyễn Minh Hồ, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết thời điểm khám tốt nhất là trước khi cưới từ 3 đến 6 tháng, việc kiểm tra, tầm soát sức khỏe tiền hôn nhân là thực sự cần thiết, giúp phòng tránh một số bệnh di truyền, dị tật thông qua các xét nghiệm chuyên môn như tầm soát ung thư cổ tử cung, bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, viêm gan B, HIV...); kiểm tra chức năng sinh sản, tư vấn tiêm phòng Rubella, thủy đậu, cúm.... Việc KSKTHN không chỉ giúp các bạn trẻ hiểu rõ tình trạng sức khỏe mà còn phòng tránh, chữa trị kịp thời những căn bệnh có thể lây qua đường tình dục, tránh việc sinh con không khỏe mạnh, một số trường hợp có thể tiên lượng và phòng tránh một số bệnh truyền sang con. 

Để công tác tư vấn và KSKTHN được thực hiện hiệu quả hơn, song song với việc triển khai hiệu quả các hoạt động thăm khám tại các cơ sở y tế, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục tập trung các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số, xây dựng và củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ; tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục về SKSS/KHHGÐ; tổ chức kiểm tra sức khoẻ, phát hiện, tư vấn về các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn… Ngoài sự nỗ lực của ngành dân số, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành như đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong việc tuyên truyền để các bạn trẻ hiểu rằng đảm bảo sức khỏe tốt trước khi kết hôn là “điều kiện cần và đủ” để tiến tới hôn nhân an toàn, hạnh phúc, bền vững. Từ đó sẽ ngày càng nhiều thanh niên, vị thành niên trên địa bàn tỉnh chú trọng hơn với vấn đề KSKTHN, tạo dựng cho bản thân và bạn đời cuộc sống hạnh phúc sau khi kết hôn./.

Minh Anh

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
401 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
422 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
838 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
836 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
928 lượt xem