190
/
157213
Uống cà phê có gây hại cho thận?
uong-ca-phe-co-gay-hai-cho-than
news

Uống cà phê có gây hại cho thận?

Thứ 2, 04/12/2023 | 10:07:00
2,185 lượt xem

Tăng huyết áp (bên cạnh tiểu đường) là nguyên nhân lớn gây ra bệnh thận. Có một số bằng chứng cho thấy uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn.

Mối liên kết giữa cà phê và sức khỏe thận

Có những nghiên cứu đã được thực hiện để xem cà phê ảnh hưởng đến mọi thứ, từ hệ thống miễn dịch đến nguy cơ mắc bệnh và thậm chí là nguy cơ ung thư như thế nào. Cuộc tranh luận về việc cà phê tốt hay xấu cho sức khỏe đã bùng nổ trong hơn một nghìn năm, kể từ khi cà phê được phát hiện lần đầu tiên ở Ethiopia.

Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ học dựa trên quần thể dân số đã cho thấy mối liên hệ giữa tiêu dùng cà phê và tác dụng bảo vệ đối với chức năng thận.

Uống cà phê có gây hại cho thận? - 1

Uống một lượng vừa phải cà phê giúp đem lại giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).

Một nghiên cứu năm 2008 của Hàn Quốc với hơn 2.600 phụ nữ cho thấy tiêu thụ cà phê có liên quan đến giảm nguy cơ bệnh thận, kể cả ở phụ nữ bị tiểu đường.

Tuy nhiên trong y học, các cuộc điều tra dựa vào dân số không đủ để đưa ra những kết luận chính xác.

Với tính chất có thể gây tranh cãi của chủ đề này, một nghiên cứu phân tích công bố năm 2016 đã cố gắng trả lời câu hỏi này.

Phân tích này cho thấy: Không có sự liên quan giữa tiêu thụ cà phê và tăng nguy cơ bệnh thận ở nam giới, nhưng điều thú vị là tiêu thụ cà phê lại có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận ở phụ nữ nếu sử dụng với liều lượng vừa phải.

Các kết quả của nghiên cứu phân tích nói trên cũng tương tự như một nghiên cứu khác ở bờ biển Thái Bình Dương của Nicaragua, nơi tỷ lệ lưu hành bệnh thận mãn tính ở các làng trồng cà phê thấp hơn đã được ghi nhận.

Cơ chế chính xác về tác dụng bảo vệ thận của cà phê vẫn còn phải được nghiên cứu nhiều hơn nữa, nhưng những lý giải ban đầu được đưa ra là do vai trò của các chất chống oxy hóa có trong cà phê, cùng với tác dụng chống tiểu đường của cà phê.

Theo khuyến cáo, một người bình thường có thể uống khoảng 250- 400mg caffeine (tương đương 2-3 ly) một ngày.

Một số nhóm đối tượng như người mắc các bệnh lý mãn tính (tim mạch, đang bị rối loạn nhịp tim…) trước khi dùng thì phải hỏi ý kiến bác sĩ. Lý do cà phê có thể làm tăng nhịp tim, nhịp thở, có thể gây kích thích ở đường tiêu hóa, buồn nôn, đau dạ dày… hoặc làm tăng nhu động ruột.

Ảnh hưởng của cà phê đối với người bị bệnh thận di truyền

Trong quá khứ, các nghiên cứu khoa học cơ bản đã chỉ ra rằng, caffeine có thể làm tăng nguy cơ phát triển các nang ở thận ở những bệnh nhân mắc bệnh thận đa nang. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu lâm sàng hiện nay, tiêu thụ cà phê không được coi là một yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của bệnh thận đa nang.

Nguy cơ sỏi thận

Một tình huống đặc biệt mà việc uống cà phê có thể cần phải được khống chế, đó là sỏi thận. Các loại sỏi oxalate là một trong những loại sỏi phổ biến nhất của sỏi thận, một trong số những nguồn cung cấp oxalate chính cho cơ thể là uống cà phê thường xuyên (hoặc uống trà đen).

Do đó, bệnh nhân bị sỏi thận, đặc biệt là những người có sỏi canxi oxalate, nên coi cà phê là một yếu tố nguy cơ và đặc biệt thận trọng khi sử dụng loại đồ uống này.

Ảnh hưởng gián tiếp của cà phê đối với chức năng thận

Uống cà phê có gây hại cho thận? - 2

Uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn (Ảnh: Getty).

Tăng huyết áp (bên cạnh tiểu đường) là nguyên nhân lớn gây ra bệnh thận. Có một số bằng chứng cho thấy uống cà phê có chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người không thường xuyên uống cà phê.

Tăng huyết áp khi uống cà phê cũng thường gặp hơn ở những người đã có tiền sử tăng huyết áp.

Cà phê đã được chứng minh có thể tăng hoạt động của hệ thần kinh cũng như huyết áp, kể cả khi không chứa caffeine. Do đó, khi uống cà phê không chứa caffeine, huyết áp vẫn có thể tăng lên, từ đó đưa đến giả thiết rằng, có thể có những chất khác trong cà phê chịu trách nhiệm cho tình trạng tăng huyết áp.

Tuy nhiên, có dữ liệu cho thấy rằng nếu uống cà phê hàng ngày không vượt quá 3-4 ly (với mỗi ly 200ml có 100-200mg caffeine), sẽ không có sự gia tăng nguy cơ bệnh thận ở những người trẻ tuổi khỏe mạnh.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/uong-ca-phe-co-gay-hai-cho-than-20231204075430111.htm 

  • Từ khóa

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
510 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
537 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
951 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
951 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
1,050 lượt xem