190
/
141688
Dùng thiết bị cho tim 'ngủ đông một phần' để cứu bệnh nhân
dung-thiet-bi-cho-tim-ngu-dong-mot-phan-de-cuu-benh-nhan
news

Dùng thiết bị cho tim 'ngủ đông một phần' để cứu bệnh nhân

Thứ 2, 30/01/2023 | 15:15:00
2,000 lượt xem

Người bệnh được thông tim đặt hai stent rồi dùng thiết bị hồi sức tim đặc biệt cho cơ tim “ngủ đông một phần”, để cứu bệnh nhân thoát khỏi tử thần.

Dùng thiết bị cho tim ngủ đông một phần để cứu bệnh nhân - Ảnh 1.

Hình ảnh bệnh nhân lúc cấp cứu và lúc khỏe mạnh - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 30-1, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang cho biết đơn vị vừa cứu bệnh nhân Đ.P.T. (49 tuổi, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, An Giang) thành công trong tình trạng khó thở và có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở.

Trước đó, ông T. nhập viện vào mùng 2 Tết trong tình trạng khó thở, hôn mê sâu, bệnh nhân gần như ngừng tim ngừng thở. Mạch không bắt được và huyết áp 40/00mmHg, tiên lượng tử vong gần.

Tại đây, bác sĩ cấp cứu cùng bác sĩ can thiệp tim mạch hội chẩn ngay lập tức với lãnh đạo khoa tim mạch lão học, chẩn đoán đây là một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 3 Killip IV. Đồng thời thống nhất chẩn đoán ban đầu, người bệnh được chuyển đến phòng can thiệp tim mạch để chụp mạch vành khẩn cấp.

Kết quả chụp mạch máu tim "hẹp khít 3 nhánh mạch vành" nên có chỉ định phải tái thông mạch vành cấp cứu. Sau đó, người bệnh được thông tin, đặt hai stent mạch vành, tái thông thành công hai nhánh động mạch vành trụ cột của tim.

Người bệnh được sử dụng thiết bị "hồi sức tim đặc biệt" hỗ trợ tuần hoàn cơ học (thiết bị có cơ chế tạo điều kiện cho cơ tim "ngủ đông một phần") bằng cách tăng tưới máu cho tim và giảm tưới máu các cơ quan ít quan trọng nhằm giúp hồi phục cơ tim nhanh chóng sau can thiệp mạch vành.

Dùng thiết bị cho tim ngủ đông một phần để cứu bệnh nhân - Ảnh 2.

Hình ảnh tắc mạch vành trước can thiệp và sau can thiệp - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau can thiệp đặt stent và đặt bóng đối xung động mạch chủ, người bệnh được chuyển về phòng hồi sức tim mạch của khoa tim mạch lão học theo dõi và điều trị.

Hiện tại, ngày thứ 7 bệnh phòng, ông T., khai đã tỉnh táo, dễ thở, không còn đau ngực, đi lại và sinh hoạt bình thường, mạch và huyết áp ổn định; điện tim, siêu âm tim và các xét nghiệm cận lâm sàng của các cơ quan trong giới hạn bình thường. Bóng đối xung và máy thở xâm lấn cũng được rút hoàn toàn và chuẩn bị ra viện.

Bác sĩ Phạm Huỳnh Minh Trí, người can thiệp tim mạch cứu ông T., cho hay khi đã có biến chứng sốc tim, tỉ lệ tử vong vẫn còn rất cao, tuy nhiên nếu được can thiệp động mạch vành kịp thời và hỗ trợ bằng thiết bị bóng đối xung IABP sẽ cứu sống được rất nhiều người bệnh nguy kịch. Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh cảnh cấp cứu cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, kịp thời.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/dung-thiet-bi-cho-tim-ngu-dong-mot-phan-de-cuu-benh-nhan-20230130122820677.htm 

  • Từ khóa

5 món ăn là "ổ sán" khiến nhiều người Việt phải nhập viện

Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da.
17:17 - 29/03/2024
44 lượt xem

Có nên tự mua thuốc kháng đông về uống phòng đột quỵ?

Thời gian qua nhiều người lo sợ bị đột quỵ nên mua thuốc kháng đông về uống. Bác sĩ cảnh báo, uống thuốc kháng đông không đúng chỉ định là rất nguy...
14:59 - 29/03/2024
92 lượt xem

Cảnh giác những triệu chứng nhồi máu cơ tim "lạ": Có cả đau bụng, tiêu chảy

Bác sĩ cảnh báo, một trong những biểu hiện hiếm gặp nhất của nhồi máu cơ tim là tiêu chảy. Có trường hợp đau bụng kéo dài khiến bệnh nhân tưởng bị viêm...
13:59 - 29/03/2024
127 lượt xem

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
09:59 - 29/03/2024
217 lượt xem

Ăn thịt như thế nào để giúp giảm cân?

Thịt rất giàu dinh dưỡng nên là thành phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Mọi người thường nghĩ chế độ ăn ưu tiên thịt có thể gây...
08:44 - 29/03/2024
259 lượt xem