190
/
135206
Bị rắn độc cắn, dùng miệng hút tại vết thương có an toàn không?
bi-ran-doc-can-dung-mieng-hut-tai-vet-thuong-co-an-toan-khong
news

Bị rắn độc cắn, dùng miệng hút tại vết thương có an toàn không?

Thứ 4, 28/09/2022 | 14:59:00
2,044 lượt xem

Sau khi bị rắn cắn, mọi người không nên rạch vết thương và dùng miệng để hút nọc độc ra ngoài. Vì khi bị cắn, nọc rắn đã đi vào cơ thể. Không những vậy, người hút nọc độc còn có thể gặp nguy hiểm.

Lúc bị rắn cắn, biểu hiện thường gặp của nạn nhân là hoảng sợ. Thay vì vậy, hãy bình tĩnh và tránh xa con rắn, quan sát nó để ghi nhớ kích thước, màu sắc và hình dạng của nó để mô tả lại cho bác sĩ, theo chuyên trang sức khỏeHealthline (Mỹ).

Bị rắn độc cắn, dùng miệng hút tại vết thương có an toàn không? - ảnh 1

Dùng miệng hút tại vết thương do rắn cắn không giúp loại bỏ hiệu quả nọc độc mà còn gây nguy hiểm cho người hút SHUTTERSTOCK

Các loại rắn độc dù khác nhau nhưng các biểu hiện của vết cắn là khá giống như như sưng tấy, đỏ, đau dữ dội, khó thở, nôn mửa, tê liệt… Và nhiều người chon rằng hút nọc rắn từ vết thương có thể giúp loại bỏ chất độc.

Tuy nhiên, tiến sĩ Diane Calello, Phó giáo sư y học cấp cứu tại Trường Y khoa Rutgers New Jersey (Mỹ), cho biết hút nọc rắn từ vết thương vừa không hiệu quả vừa có thể gây nguy hiểm. Nếu trong miệng người hút có vết thương hở thì nọc độc sẽ xâm nhập vào máu và cực kỳ nguy hiểm.

Trong số các dụng cụ sơ cứu khi bị rắn cắn thì có thiết bị hút để lấy bớt chất độc ra ngoài. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Annals of Emergency Medicine đã kiểm tra tính hiệu quả của thiết bị này. Các tác giả sử dụng nọc độc giả trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy thiết bị chỉ loại bỏ được 0,04% đến 2% lượng nọc độc giả. Đây là bằng chứng cho thấy thiết bị hoạt động không thực sự hiệu quả.

Thay vì vậy, khi bị rắn độc cắn, điều đầu tiên cần làm là phải bình tĩnh để giảm nhịp tim, giữ vị trí bị cắn thấp dưới tim. Cách này sẽ làm chậm sự lây lan của nọc rắn theo đường máu khắp cơ thể. Hãy gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ người khác đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc.

Trong thời gian chờ được cứu chữa, nạn nhân hãy tháo các trang sức nếu nó ảnh hưởng đến vết thương đang sưng tấy. Khi đến bệnh viện, hãy mô tả kích thước, màu sắc và đặc điểm của con rắn cho bác sĩ để chọn huyết thanh phù hợp.

Những điều mọi người không nên làm sau khi bị rắn cắn là chườm lạnh vết thương, dùng vật sắt nhọn rạch vết thương để hút máu, không dùng vải hay bất kỳ vật gì cột chặt phía trên vết rắn cắn, không ngâm vết thương trong nước hay rượu vì những cách này sẽ gây tổn thương thêm, theo Healthline.

Theo Ngọc Quý/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/bi-ran-doc-can-dung-mieng-hut-tai-vet-thuong-co-an-toan-khong-post1504357.html 

  • Từ khóa

Caffeine trong trà, cà phê có tốt cho xương?

Nghiên cứu gần đây cho thấy trà, cà phê có thể giúp cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
16:59 - 24/04/2024
143 lượt xem

Du lịch nghỉ lễ mùa nóng cần chú ý ăn uống, chống nắng thế nào?

Bác sĩ khuyến cáo du khách cần chú ý việc ăn uống và chống nắng để tận hưởng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, khi dự báo nắng nóng bao trùm khắp các tỉnh thành...
16:17 - 24/04/2024
134 lượt xem

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu...
14:50 - 24/04/2024
176 lượt xem

Ăn cà tím có tác dụng không ngờ tới cholesterol

Cà tím chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Một lợi ích không phải ai cũng biết của cà tím là giúp giảm cholesterol trong máu.
12:42 - 24/04/2024
231 lượt xem

Đề xuất chi trả 100% bảo hiểm y tế cho một số trường hợp dù ‘vượt tuyến’

Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất quy định mức hưởng bảo hiểm y tế 100% cho một số trường hợp được khám, chữa bệnh tại cấp chuyên môn cao hơn mà không cần...
09:17 - 24/04/2024
307 lượt xem