190
/
130790
Chuyên gia mách bạn cách nằm điều hòa để không bị đau họng
chuyen-gia-mach-ban-cach-nam-dieu-hoa-de-khong-bi-dau-hong
news

Chuyên gia mách bạn cách nằm điều hòa để không bị đau họng

Thứ 2, 11/07/2022 | 08:59:00
3,035 lượt xem

Điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng phải hợp lý, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại, là yếu tố thuận lợi gây đau họng.

Đau họng do sử dụng điều hòa được hiểu là trước khi tiếp xúc với điều hòa, mọi biểu hiện của cơ thể đều bình thường. Tuy nhiên, ngay sau khi sử dụng, đặc biệt là khi để luồng điều hòa phả thẳng vào mặt, cổ, sau gáy, bạn thấy người lâng lâng. Sau 15 phút có cảm giác khô mũi, khô họng rồi đau rát dọc theo sống mũi lan xuống họng, có thể kèm theo hắt hơi.

Người bệnh cần phân biệt đau họng do dùng điều hòa và đau họng do virus, vi khuẩn…, để tránh mỗi khi đau họng đều đổ nguyên nhân do điều hòa. Điều này có thể dẫn đến bỏ sót các bệnh lý nguy hiểm cần điều trị.

Vì sao sử dụng điều hòa có thể gây đau họng?

Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, không khí từ môi trường đi qua bộ phận lọc của điều hòa được làm mát hoặc ấm sau đó thổi vào phòng. Nếu bộ phận lọc không đảm bảo được chức năng sẽ đưa không khí ô nhiễm vào phòng và gây bệnh. Bộ phận lọc không được rửa và bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến bám bụi, nấm mốc gây bệnh cho hệ thống hô hấp của người sử dụng. Vì vậy, bạn nên làm sạch bộ phận lọc 3 tháng/lần.

Chuyên gia mách bạn cách nằm điều hòa để không bị đau họng - 1

Không nên để nhiệt độ điều hòa dưới 26 - 28 độ C.

Ngoài ra, nguyên nhân còn do sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài nhà. Nếu bạn để nhiệt độ quá chênh lệch giữa nhiệt độ của phòng điều hòa với môi trường bên ngoài, bạn sẽ rất dễ bị sốc nhiệt và đau họng. Chênh lệch nhiệt độ khiến cho da không kịp thoát mồ hôi sẽ bị bịt lại gây mất cân bằng trong và ngoài tế bào dạng mất bù, cả trong niêm mạc họng nên xuất hiện tình trạng đau và viêm họng.

Cách phòng chống đau họng do dùng điều hòa

Dưới đây PGS Đào đưa ra một số lời khuyên để phòng chống đau họng do dùng điều hòa:

- Kiểm soát nhiệt độ phòng, không để nhiệt độ dưới 26 - 28 độ C.

- Trong 30 phút đầu có thể để chế độ làm lạnh nhanh. Nhưng sau 30 phút, khi căn phòng đã đủ mát, sẽ nâng nhiệt độ lên tối thiểu 27-28 độ C. Ngưỡng nhiệt độ này được xem là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp (nhiệt độ của lớp bề mặt của hệ thống này là 30 - 31 độ C). Bạn sẽ giảm tần suất đau họng do điều hòa. Những gia đình có trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cần đảm bảo duy trì nhiệt độ 28 độ C.

- Thời gian nằm điều hòa: Tuyệt đối không nằm liên tục hoặc không ngồi làm việc dưới điều hòa quá 6 giờ đồng hồ trong một ngày. Khi nằm ngủ, miệng hay há ra, mũi phải hoạt động hết công suất. Nếu nằm dưới điều hòa quá lâu dễ bị đau họng.

Trên mỗi điều khiển điều hòa đều có chức năng hẹn giờ. Bạn hẹn giờ từ 23h đêm đến 3 - 4 giờ sáng hôm sau là đủ. Sau khi điều hòa ngắt, bạn chuyển sang dùng quạt điện, loại có nhiều chế độ (5 chế độ trở lên), bật mức nhỏ. Điều này không ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình nhưng vẫn an toàn cho đường thở.

- Vệ sinh điều hòa

Tốt nhất mỗi năm bạn nên vệ sinh 2 - 3 lần, tùy vào mức công suất, thời gian sử dụng. Nếu gia đình bạn chỉ sử dụng mỗi mùa nóng thì trung bình bạn sử dụng điều hòa trong 3 - 4 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7 mỗi năm. Bạn chỉ cần vệ sinh mỗi năm 2 lần, đầu mùa và cuối mùa. 

Nếu bạn sử dụng điều hòa liên tục như ở các cơ quan, xí nghiệp thì cần thiết vệ sinh thêm 1 lần vào giữa chu kỳ sử dụng, chẳng hạn cứ 3 tháng vệ sinh 1 lần.

Theo Nam Phương/ Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-gia-mach-ban-cach-nam-dieu-hoa-de-khong-bi-dau-hong-20220710133845965.htm 

  • Từ khóa

Bệnh nhân bảo hiểm y tế mắc bệnh nào có thể lên thẳng tuyến trên?

Tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã quy định một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp...
14:15 - 29/11/2024
134 lượt xem

Chàng trai 20 tuổi hiến tạng, hai bệnh viện thần tốc phối hợp cứu người

Nam thanh niên 20 tuổi không may gặp tai nạn giao thông, được chẩn đoán chết não, gia đình đã đồng ý hiến tạng cứu người. Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh...
11:18 - 29/11/2024
200 lượt xem

5 thói quen hằng ngày làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng

Ung thư miệng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, chẳng hạn như môi, nướu, lưỡi hay vòm miệng. Một số thói quen hằng ngày sẽ làm...
08:20 - 29/11/2024
279 lượt xem

Vụ gần 300 ca ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Bộ Y tế chỉ đạo truy xuất tận gốc

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân và truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ.
15:59 - 28/11/2024
687 lượt xem

Vì sao một số người ăn nhiều nhưng vẫn gầy?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của một người như đặc điểm tạng người dễ tích mỡ hay khó tích mỡ, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản, một số bệnh lý di...
14:31 - 28/11/2024
691 lượt xem