19
/
81104
Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Đến bây giờ vẫn có người nói tôi là kẻ ăn cắp…'
dao-dien-le-hoang-den-bay-gio-van-co-nguoi-noi-toi-la-ke-an-cap
news

Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Đến bây giờ vẫn có người nói tôi là kẻ ăn cắp…'

Thứ 4, 23/10/2019 | 13:07:01
798 lượt xem

Tại buổi tọa đàm “Nói không với vu khống, trục lợi trên mạng xã hội” do báo Thanh Niên tổ chức ngày 22/10, đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ đến bây giờ trên mạng xã hội (MXH) vẫn còn có người “ném đá”, cho rằng ông đã ăn cắp nội dung một bộ phim nước ngoài.

Đạo diễn Lê Hoàng kể: Khi tôi làm bộ phim “Lọ lem hè phố”, có người tung tin là phim này ăn cắp nội dung một bộ phim rất nổi tiếng bên Mỹ. Nội dung của hai bộ phim đúng là có hơi giống nhau. Thế là trên MXH hình thành hai phe tranh cãi nhau ỏm tỏi

Phe cho là “Lọ lem hè phố” là phim ăn cắp đông hơn, trong đó có cả những người mà Lê Hoàng đánh giá là người tử tế. Nhiều người sỉ vả ông rất nặng nề, gọi bằng đồ này, đồ kia, ngữ này ngữ nọ…

“Tôi chứng minh mình trong sạch bằng cách nào? Không có cách nào cả. Tôi thua và chỉ biết im lặng. Đến tận giờ phút này vẫn có người nói tôi ăn cắp phim của nước ngoài”, đạo diễn Lê Hoàng thổ lộ.

Sau nhiều lần bị ném đá, Lê Hoàng nói ông nghiệm ra một khi có MXH thì phải biết chấp nhận và dù có cơ quan quản lý nhà nước thì những người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là người nổi tiếng, người của công chúng phải rèn luyện khả năng chịu đựng.

Lê Hoàng nói: “Có những sự việc, ranh giới đúng – sai rất mong manh. Chân lý không đơn giản là 1+1 bằng 2. Có bao nhiêu tòa án, bao nhiêu Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) cũng không thể giải quyết những bức xúc, tồn tại vì MXH phát triển quá nhanh. Phải biết rèn luyện cho mình bản lĩnh chịu đựng”.

Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Đến bây giờ vẫn có người nói tôi là thằng ăn cắp… - ảnh 1

Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ tại tọa đàm về mạng xã hội

Dù từng bị xúc phạm, bị ném đá song vị đạo diễn nổi tiếng này đánh giá MXH là tiến bộ của loài người. Có mạng xã hội, hàng triệu người có thể bày tỏ quan điểm. MXH giúp nhiều người có tiếng nói.

Theo TS Lê Thẩm Dương, một lời tốt đẹp, mang tính chất khuyến khích động viên có thể giúp người ta làm việc với 300 – 400% công suất. Ngược lại, một câu độc địa trên MXH có thể giết chết một con người, làm tiêu tan cả một thương hiệu nổi tiếng gày dựng cả trăm năm.

Chuyên gia này cho rằng nhà nước cần có chế tài đối với MXH, đặc biệt là đối với những người sử dụng MXH có tầm ảnh hưởng, có lượng truy cập đông, đặc biệt là các trang tin của các thế lực thù địch.

Với những nạn nhân bất đắc dĩ của MXH, TS Lê Thẩm Dương khuyên: “Phải đối mặt với những người nói xấu mình. Phải bình tĩnh tiếp nhận nó. Đừng bị động. đừng đau khổ một cách cực đoạn và phải tăng sức chịu đòn lên”.

Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Đến bây giờ vẫn có người nói tôi là thằng ăn cắp… - ảnh 2

TS Lê Thẩm Dương

“Khi bị trục trặc, cơ quan nhà nước có đó, không lẽ mình chịu thua. Mình phải dựa vào chính quyền, cơ quan chức năng, nhất là Việt Nam đã có Luật An ninh mạng”, chuyên gia này chia sẻ.

Theo ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, không gian mạng có rác là do con người mang vào.

Ông lưu ý: Chúng ta cứ nghĩ mạng la ảo, ẩn danh và chúng ta nghĩ ảo nên không ai biết và mạnh dạn đưa tin lên, mạng dạn comment mà nếu ngồi công khai ở khán phòng này thì không ai dám.

Ông Vũ Phi Long, nguyên Chánh Tòa Hình sự Tòa án Nhân dân TPHCM cho rằng trái với nhận thức của nhiều người cho rằng MXH là không gian ảo, thực tế, các dữ liệu điện tử thể hiện trên MXH đều là thật và có thể được xem như chứng cứ để xem xét trách nhiệm các chủ thể có hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm người khác.

Ông Long chia sẻ nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hành vi vu khống và hành vi làm nhục người khác. Cả hai hành vi này đều bị chế tài bởi luật hình sự. Các tin nhắn, tờ rơi, comment (bình luận) cũng có thể bị coi là vu khống, làm nhục người khác và nếu xác định được người đã comment thì xử cả quản trị (admin) trang mạng đó và người comment.

Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Đến bây giờ vẫn có người nói tôi là thằng ăn cắp… - ảnh 3

Ông Vũ Phi Long

Chuyên gia này khuyến cáo các nạn nhân một khi cảm thấy bị xâm phạm nghiêm trọng thì có thể gửi đơn đến cơ quan đơn vị người đưa tin yêu cầu rút bài, xóa comment hoặc nặng hơn có thể kiện ra tòa yêu cầu cải chính, xin lỗi.

Trong nhiều trường hợp, nạn nhân có thể làm đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống, làm nhục người khác. Ông Long cho biết tại TPHCM đã có 5-7 vụ tòa án đã xét xử và tuyên các mức án tù từ 6 tháng đến 2 năm tù cho hành vi vu khống, bịa đặt hòng làm nhục người khác.

Theo Tiền phong

  • Từ khóa

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11...
16:55 - 22/11/2024
516 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về 'làng chạy' thành làng du lịch tốt nhất?

Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo.
15:40 - 22/11/2024
542 lượt xem

'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' đưa 100 văn nghệ sĩ TP.HCM thăm vùng Tây Bắc

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ' diễn ra từ ngày 26 đến 30-11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh...
14:14 - 22/11/2024
594 lượt xem

Sáng đạo trong đời đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta, yêu thương từ bi lan tỏa

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và...
14:50 - 22/11/2024
587 lượt xem

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ giới thiệu món ăn đặc sắc từ 60 quốc gia

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) phối hợp các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan...
11:58 - 22/11/2024
661 lượt xem