16
/
80767
Tín dụng đen và "đòn áp lực" để đòi nợ
tin-dung-den-va-don-ap-luc-de-doi-no
news

Tín dụng đen và "đòn áp lực" để đòi nợ

Thứ 5, 17/10/2019 | 09:28:36
1,306 lượt xem

BGTV- Trước tình trạng tín dụng đen (TDĐ) ngày càng biến tướng, tìm cách “lách luật” tồn tại, các cơ quan chức năng thời gian qua nỗ lực dẹp bỏ. Dù gây ra nhiều tác động tiêu cực đến xã hội và tình hình an ninh trật tự, tuy nhiên vòng xoáy đồng tiền từ loại hình cho vay nặng lãi này vẫn đã và đang cuốn nhiều người vào tình cảnh trắng tay.

Thủ đoạn đòi nợ “bẩn” từ tín dụng đen

Trong khi vay tiền từ nguồn “chính thống” như các tổ chức tín dụng, ngân hàng thường mất nhiều thời gian, thủ tục, các con nợ tìm đến với TDĐ để giải quyết cấp bách tình thế, tiền về tay nhanh chóng. Tuy nhiên, “lãi mẹ đẻ lãi con” và chính họ đưa mình vào cái bẫy TDĐ bởi mức lãi suất phổ biến thường là lãi ngày 1% (tính ra là 30%/ tháng, 360%/ năm). Càng lún sâu càng không có khả năng thanh toán, các con nợ chìm trong vũng lầy TDĐ và đối mặt với những áp lực tinh thần từ đội ngũ “đòi nợ thuê”.

Ném sơn, chất bẩn vào nhà là thủ đoạn mà các đối tượng liên quan đến TDĐ thường sử dụng nhằm gây áp lực đến con nợ

Hình thức chủ yếu của các đối tượng này là gây ra áp lực tinh thần lên các con nợ và người thân của họ, không ít “nạn nhân” từ TDĐ không khỏi “bàng hoàng” bởi những cách thức mà các đối tượng này sử dụng, từ nhẹ như nhắn tin, gọi điện dọa nạt chửi bới, nếu “làm căng” có thể là quăng chất thải bẩn vào nhà.

Từng là một “con nợ” của TDĐ từ nhiều năm trước, anh Vũ Trọng Q (Phường Thọ Xương, TP Bắc Giang) vẫn chưa hết “hối tiếc” vì trót liên quan đến hình thức vay lãi cắt cổ này. “Vào khoảng năm 2011, vì làm ăn thua lỗ nên cần nhiều tiền xoay vòng gỡ gạc nên qua người nọ người kia mà tôi mắc vào bẫy vay nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con đến chóng mặt, mình cũng là người làm ăn nên nhìn số tiền làm ra bao nhiêu cũng không đủ bù số tiền 3-4 tỷ đồng nên càng bấn trí, đến kỳ không trả là có vài ba thanh niên xăm trổ sẵn sàng đến tận nhà ngồi từ sáng đến tối”. 

Anh Q bàng hoàng nhớ lại khoảng thời gian vướng vào vòng xoáy của TDĐ: “Đỉnh điểm nhất là có lần chủ nợ còn gửi hẳn một đầu lợn thối đến nhà mẹ đẻ tôi… quá kinh hãi vì biết nếu không dứt ra sớm khỏi những đối tượng này sẽ không thế sống yên ổn nên tôi đành bán căn nhà trả hết phần nợ rồi vào Nam làm ăn lại từ đầu, đến cuối năm 2017 mới về lại quê và buôn bán nhỏ, vay lãi tín dụng đen thật sự là ác mộng cả về kinh tế lẫn tinh thần”.

Chứng kiến những phiền nhiễu từ đội ngũ đòi nợ thuê gây ra, chị Hoàng Thị Thủy (Phường Đa Mai, TP Bắc Giang) chia sẻ vụ việc cách đây ít ngày một hộ dân gần nhà chị do làm ăn nên có vay mượn của “giới anh chị”, tuy nhiên vì chậm trễ thanh toán nên chủ nợ cho người đến nhà gây ồn ào, ảnh hưởng tới người dân xung quanh. “Khoảng 2-3 giờ sáng rồi vẫn thấy có vài ba thanh niên đập cửa nhà họ để đòi tiền, đến sáng thì thấy cửa kính, cửa sổ nhoe nhoét sơn đỏ, hàng xóm cũng không ai can thiệp vì là chuyện cá nhân gia đình người ta, nhưng như vậy cũng gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự khu dân cư” - chị Thủy cho biết.

Theo phân tích của các cơ quan chức năng, hoạt động TDĐ là một trong những "gốc rễ" của hoạt động băng nhóm, với tính chất hung hãn, côn đồ và manh động. Các đối tượng liên quan thường có tiền án, tiền sự, sẵn sàng dùng các thủ đoạn trái pháp luật để thu hồi các khoản nợ gốc và số lãi cắt cổ. Một số chủ nợ lợi dụng chuyển hóa việc vay nợ bằng phương thức mua bán, thế chấp tài sản giá trị như nhà đất, ô tô với giá thấp, đến kỳ hạn nếu không thanh toán chủ nợ sẽ thực hiện “biện pháp mạnh” để xiết nợ, buộc con nợ phải làm thủ tục bán lại các tài sản giá trị nhằm hợp pháp hóa việc cho vay.

Cũng theo đánh giá nhiều trường hợp liên quan đến TDĐ, một số con nợ khi bị đe dọa thường không báo công an bởi chính các con nợ cũng vi phạm pháp luật khi liên quan đến tệ nạn cờ bạc, cá độ... nhiều người bị xiết nợ thường xấu hổ, sợ bị trả thù nên không dám trình báo và cũng không có nhiều bằng chứng gây khó khăn đối với cơ quan chức năng trong việc xử lý.

Cần có những biện  pháp kịp thời

Có thể thấy TDĐ là mầm mống gây mất trật tự an toàn xã hội, từ đầu năm đến nay, Phòng cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) tiếp nhận nhiều tin báo về tình hình an ninh trật tự về việc gây rối trật tự, ném chất bẩn vào nhà liên quan đến hoạt động cho vay TDĐ, mặc dù đã tiến hành các biện pháp “mạnh tay” đối với hoạt động TDĐ, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. 

Thời gian tới, bên cạnh công tác điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, lực lượng Công an tỉnh và các địa phương tiếp tục thường xuyên rà soát, thống kê danh sách các đối tượng liên quan đến TDĐ, đòi nợ thuê để tập trung đấu tranh, triệt phá… Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung những quy định pháp luật đủ sức răn đe để xử lý các đối tượng liên quan đến hoạt động TDĐ, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết các thủ đoạn xiết nợ, biến tướng từ TDĐ để không trở thành nạn nhân từ hoạt động này. Các cơ quan chức năng khuyến cáo, với các cá nhân là nạn nhân của các vụ đòi nợ thuê hãy báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời can thiệp và xử lý những đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật ./.

Hành vi đe dọa tính mạng và thân thể, làm nhục, gây thương tích đến con nợ và gia đình con nợ là vi phạm pháp luật, căn cứ theo các điều luật:

  • Điều 103 Bộ Luật Hình sự. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 
  • Điều 104 Bộ Luật Hình sự: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, theo đó:  Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy mức độ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, trường hợp gây thương tích nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, làm chết người có thể bị phạt đến tử hình.
  • Điều 121 Bộ luật Hình sự quy định về Tội làm nhục người khác, theo đó: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc trong các trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

PV BGTV

Cảnh sát giao thông có quyền ngăn chặn người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh

Theo thông tư mới của Bộ Công an, khi lái xe không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, bỏ chạy, xúi giục lôi kéo người khác cản trở người thi hành công vụ, cảnh...
16:58 - 23/11/2024
171 lượt xem

Tổng kết trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng, ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng”

Ngày 22/11, Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tỉnh Bắc Giang tổ chức tổng kết trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng, ứng xử và...
15:20 - 22/11/2024
805 lượt xem

Chuyển nhượng bất động sản cho người thân có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

BGTV- Tôi đang cần tiền để giải quyết việc cá nhân và muốn bán bớt một số bất động sản đang sở hữu. Tôi nghe nói nếu bán cho người thân thì không phải...
16:16 - 22/11/2024
775 lượt xem

Bắt khẩn cấp nhóm thanh, thiếu niên mang kiếm, dao phóng lợn gây náo loạn Hà Nội

Hàng chục thanh, thiếu niên điều khiển xe máy tốc độ cao, hò hét và kéo lê các tuýp sắt hàn dao bầu (dao phóng lợn) xuống đường khiến người dân hoảng sợ....
14:20 - 22/11/2024
811 lượt xem

Điều tra vụ cướp xe ô tô, đánh chết người ở Hà Nội

Công an H.Sóc Sơn (Hà Nội) đang điều tra nghi án cướp xe ô tô, đánh chết người dân trong quá trình chạy trốn.
11:32 - 22/11/2024
882 lượt xem