11
/
118729
Kiểm tra trực tuyến giữa học kỳ 1: Phụ huynh và học sinh cần lưu ý điều gì?
kiem-tra-truc-tuyen-giua-hoc-ky-1-phu-huynh-va-hoc-sinh-can-luu-y-dieu-gi
news

Kiểm tra trực tuyến giữa học kỳ 1: Phụ huynh và học sinh cần lưu ý điều gì?

Thứ 3, 26/10/2021 | 08:17:06
2,058 lượt xem

Theo chia sẻ từ một số trường, để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc trong kiểm tra giữa học kỳ 1, rất cần sự phối hợp giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Năm học 2021 - 2022 đang bước sang tuần học thứ 8. Ảnh minh họa: Nhật Nguyên.Năm học 2021 - 2022 đang bước sang tuần học thứ 8. Ảnh minh họa: Nhật Nguyên.

Nếu gian lận sẽ bị xử lý nghiêm

Là đơn vị đang diễn ra kiểm tra giữa học kỳ 1 các môn, Trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, kế hoạch về lịch thi cùng một số lưu ý đã được trường thông báo tới toàn thể học sinh, phụ huynh từ hai tuần trước. 

Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Nhật Nguyên.

Cô Nguyễn Thị Lý, hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh, cho dù diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh nhưng kiểm tra trực tuyến cũng có quy định rõ ràng theo hướng dẫn của các cấp để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc. Trong suốt quá trình làm bài thi, học sinh phải luôn luôn mở míc, mở camera. Giáo viên sẽ giám sát mọi hoạt động hay dấu hiệu bất thường nào của các em để có hướng xử lý phù hợp. 

Đa số các môn thi theo hình thức trắc nghiệm. Riêng môn Ngữ văn (khối 6, 7); Toán (khối 6, 7, 8) thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm. Với môn Ngữ văn (khối 8, 9) và Toán (khối 9) thi tự luận 100%. Các môn thi tự luận được chấm trên phần mềm Azota, bài thi trắc nghiệm được máy tự chấm. 

Thời gian thi được tiến hành vào buổi tối, có em dùng điện thoại thì cần 2 thiết bị; mỗi ngày kiểm tra một môn để giảm áp lực cho học sinh. Giáo viên vất vả làm việc buổi tối trong hai tuần nhưng vì học trò thân yêu nên các cô đều cố gắng. 

"Các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện tốt nhất về thiết bị, đường truyền và vị trí không gian yên tĩnh để con làm bài kiểm tra. Đồng thời động viên con tự giác làm bài nghiêm túc. Nếu phụ huynh can thiệp vào bài của học sinh, bài thi của em đó sẽ bị xử lý theo quy định.

Trước đây chúng tôi đã phát hiện và xử lý một trường hợp nên học sinh cũng biết lấy đó làm bài học và tăng tính răn đe. Với môn tự luận, giáo viên có thể căn cứ vào chữ viết của học sinh ở mỗi lần gửi bài để xác định xem có phải do cùng một người viết hay không để có cách xử lý kịp thời", cô Lý nói. 

Các trường đang chuẩn bị thi giữa kỳ

Thầy Nguyễn Đức Bình - Hiệu trưởng Trường THCS Khánh Thượng (Ba Vì, Hà Nội) nhấn mạnh, để đảm bảo đánh giá học sinh công bằng, khách quan và đúng thực lực học sinh thì việc coi, chấm bài kiểm tra trực tuyến sẽ vất vả hơn. 

Khâu ra đề đảm bảo theo ma trận ở các mức độ như nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đề kiểm tra được bộ phận chuyên môn nhà trường kiểm duyệt trước. Nội dung kiến thức theo hướng giảm tải, phù hợp với việc tổ chức kiểm tra trực tuyến theo chỉ đạo của cấp trên. 

Việc dạy - học trực tuyến của học sinh Hà Nội vẫn đang diễn ra và dần đi vào nề nếp. Ảnh minh họa: Nhật Nguyên.

Việc chấm bài của giáo viên vất vả hơn, đặc biệt là các môn phải kiểm tra theo hình thức tự luận. Toàn trường có 510 học sinh chia làm 14 lớp với 28 giáo viên. Thiết bị của học sinh chủ yếu là điện thoại nên việc kiểm tra trực tuyến sẽ vất vả hơn. Nhiều điểm hạ tầng mạng, sóng viễn thông còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng học/thi trực tuyến của các em.  

"Hình thức dạy hay thi online là rất vất vả cho thầy cô do nền tảng công nghệ thông tin chưa thống nhất và đồng bộ. Tuy nhiên, khó khăn thì phải cố gắng khắc phục để thích ứng với điều kiện tình hình mới. Hi vọng sang tháng 11, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn để thầy trò có thể được tới trường", thầy Dương chia sẻ thêm. 

Hiện có 2.078 học sinh đang theo học, thầy Lê Việt Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, hình thức kiểm tra trực tuyến đã được áp dụng từ học kỳ 2 của năm học trước nên thầy và trò không còn quá bỡ ngỡ. 

Tuy nhiên, để kỳ thi diễn ra được an toàn, nghiêm túc, nhà trường đã sớm xây dựng kế hoạch để giáo viên, học sinh và phụ huynh cùng nắm và thực hiện. Trường yêu cầu cả phụ huynh và học sinh có cam kết không vi phạm các quy định, không gian lận khi kiểm tra trực tuyến.

Các giáo viên vẫn ra đề bình thường để bộ phận tin học cập nhật lên phần mềm. Trong quá trình học sinh làm bài kiểm tra, có 2 giáo viên coi thi thông qua một phương tiện và phần mềm quan sát khác. Mọi hành động, lời nói của học sinh đều được ghi lại. 

Cô Cao Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hưng (Hà Đông, Hà Nội) nhìn nhận, với học sinh tiểu học, việc dạy hay thi trực tuyến chất lượng không thể bằng được học sinh các khối trên. Việc ra đề kiểm tra giữa học kỳ sẽ do giáo viên chủ động thực hiện trên cơ sở tuân thủ các văn bản hướng dẫn liên quan. 

Theo nhà giáo Vũ Thị Thu Hà - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Long Biên (Hà Nội), hiện tại học sinh toàn thành phố vẫn trong thời gian học trực tuyến. Về công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, các trường trên địa bàn quận đang thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội và kế hoạch giáo dục của từng trường.  Tại Điều 6, Thông tư 09/2021 của Bộ GD&ĐT ngày 30/3/2021 về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đã nêu rõ: Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ GD&ĐT.

Trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.


Theo Nhật Nguyên/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/kiem-tra-truc-tuyen-giua-hoc-ky-1-phu-huynh-va-hoc-sinh-can-luu-y-dieu-gi-ObdZ9jOnR.html

  • Từ khóa

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…
10:46 - 20/04/2024
115 lượt xem

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
611 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
735 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
765 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
809 lượt xem