4
/
118605
Doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn ưu đãi
doanh-nghiep-kho-khan-trong-tiep-can-von-uu-dai
news

Doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn ưu đãi

Thứ 7, 23/10/2021 | 07:24:12
1,830 lượt xem

Theo báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế năm 2021, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ưu đãi.

Cần thực hiện chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng và hỗ trợ người lao động tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp. Ảnh minh họa

Nhiều điểm sáng trong điều hành kinh tế vĩ mô

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh đã nhấn mạnh một số điểm sáng, nổi bật trong điều hành kinh tế vĩ mô năm 2021 với kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. CPI bình quân 9 tháng tăng 1,82%, cả năm ước tăng dưới 4% , đạt mục tiêu đề ra.

Thu ngân sách Nhà nước ước vượt dự toán, bội chi ngân sách Nhà nước trong phạm vi dự toán (4% GDP). Điều này cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác…

Xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm tăng cao (24,4%). Hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ được đẩy mạnh.

Tuy nhiên để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn kinh tế - xã hội năm 2021, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Đáng chú ý là mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm, tuy nhiên vẫn chưa phù hợp, hài hòa giữa lợi nhuận của các ngân hàng thương mại với khó khăn của doanh nghiệp và người dân. Nhiều doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ưu đãi.

“Đề nghị báo cáo rõ hơn các hoạt động hỗ trợ của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp, người dân, người lao động và nguy cơ gia tăng nợ xấu” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết.

Theo khảo sát của Viện Quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Còn lại 70% phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ các nguồn không chính thức với chi phí cao.

Cũng liên quan đến khó khăn của doanh nghiệp, Ủy ban kinh tế cũng đề nghị Chính phủ đánh giá hiệu quả việc áp dụng phương thức “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”. Cùng với đó là việc yêu cầu xét nghiệm nhiều lần, giá xét nghiệm cao... đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Với người lao động, báo cáo của Ủy ban Kinh tế đánh giá số lao động mất việc làm, thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm mạnh. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Số lượng lao động có việc làm phi chính thức gia tăng.

Mặt hàng nông sản, thủy sản tươi, đông lạnh, có tính thời vụ cao tiếp tục gặp khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu. Vẫn còn tình trạng ứ hàng cục bộ, giá thu mua nông sản thấp, giảm sâu nhưng giá bán tới người tiêu dùng tăng cao. Việc áp dụng, làm chủ công nghệ số trong nông nghiệp còn hạn chế, khả năng tiếp cận và tham gia vào quá trình chuyển đổi số, kinh tế số còn gặp nhiều khó khăn.

“Đề nghị báo cáo cụ thể, thực chất tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động, chuyên gia với số lượng lớn tại một số địa phương, khu công nghiệp. Bên cạnh đó là phương án giải quyết tình trạng lao động tự do rời khỏi các tỉnh, thành phố lớn. Ngoài ra cần có chính sách thu hút lực lượng này quay trở lại nơi làm việc và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trở về quê”, ông Thanh nêu.

Không để xảy ra tình trạng cục bộ

Trong những tháng cuối năm 2021, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với giải pháp Chính phủ đề ra. Trong đó là tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19. Đó là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, tử vong do Covid-19.

Bên cạnh đó cần khẩn trương rà soát, tháo gỡ nhanh các khó khăn, vướng mắc. Xử lý các tồn đọng, điểm nghẽn, giảm thiểu các thủ tục và chi phí trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa.

Không để xảy ra tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội. Chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương chuẩn bị Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khả thi, hiệu quả, có phân chia theo giai đoạn. Từ đó sớm trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, báo cáo của Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh từ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế đúc rút được thời gian qua. Cần nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp, khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Báo cáo nêu rõ: “Không chủ quan, nóng vội nhưng cũng không để lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục của kinh tế thế giới”.

Về các chỉ tiêu chủ yếu, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần cân nhắc tính khả thi khi thực hiện. Đồng thời giải trình rõ ràng, thuyết phục hơn về tỷ lệ bội chi, cân đối xuất, nhập khẩu...

Tích cực triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khả thi, hiệu quả. Phục hồi sản xuất công nghiệp, các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, duy trì chuỗi giá trị, tận dụng cơ hội phục hồi thị trường đối tác.

Xây dựng và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, các mô hình phát triển bền vững, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, viễn thông, năng lượng tái tạo,… và các lĩnh vực theo xu hướng chuyển đổi số.

Xây dựng phương án, giải pháp ứng phó với hệ lụy từ làn sóng người lao động di chuyển khỏi các tỉnh, thành phố lớn. Bên cạnh đó là khắc phục đứt gãy nguồn cung lao động, thu hút lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc.

Sử dụng hiệu quả, phát huy vai trò của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng và hỗ trợ người lao động tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp.

Theo Tùng  Bách/ GD & TĐ

https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/doanh-nghiep-kho-khan-trong-tiep-can-von-uu-dai-MjYTLLOnR.html

  • Từ khóa

Chủ tịch SAGS Sài Gòn nói về việc ngừng phục vụ chuyến bay Bamboo Airways

SAGS dừng cung cấp dịch vụ mặt đất Hãng Bamboo Airways do hãng kéo dài các khoản nợ. Hãng này giảm mạnh quy mô chuyến bay, từ 30 chiếc còn 7-8 chiếc, nên...
16:20 - 25/04/2024
315 lượt xem

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, có loại giảm hơn 700 đồng/lít

Giá xăng ngày 25/4 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 310 đồng đến 320 đồng/lít. Giá dầu diesel cũng giảm 730 đồng/lít.
15:25 - 25/04/2024
324 lượt xem

89% hành khách dùng buýt điện là người đi làm

Xe buýt thông thường tỉ lệ người đi làm sử dụng chiếm khoảng 25-30%, riêng đối với buýt điện tỉ lệ người đi làm chiếm 89%, gấp 3 lần xe buýt thường.
15:36 - 25/04/2024
346 lượt xem

Tin nổi không: Sân bay Tân Sơn Nhất ước giảm hàng vạn khách dịp cao điểm lễ

Dù Chính phủ đã kéo dài thời gian nghỉ lễ 30.4 - 1.5 cho người dân tới 5 ngày, song giá vé máy bay quá cao cùng số lượng máy bay của các hãng giảm mạnh là...
15:07 - 25/04/2024
343 lượt xem

Ông Phạm Nhật Vượng: "Sẽ sắp xếp tài sản của tôi cho VinFast 1 tỷ USD nữa"

Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông Vingroup sáng nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định dồn mọi nguồn lực cho VinFast.
14:25 - 25/04/2024
352 lượt xem