11
/
145083
Để có đề văn chương trình mới không gây 'sốc' cho học trò
de-co-de-van-chuong-trinh-moi-khong-gay-soc-cho-hoc-tro
news

Để có đề văn chương trình mới không gây 'sốc' cho học trò

Thứ 7, 01/04/2023 | 09:32:00
2,135 lượt xem

Đề kiểm tra môn ngữ văn theo Chương trình phổ thông mới 2018 đã đổi mới từ gần 2 năm nay nếu tính cho cấp học THCS (lớp 6 và 7), và gần hết 1 năm cho khối lớp 10, bậc THPT. Tuy nhiên, việc ra đề theo chương trình mới còn nhiều bất nhất và bất hợp lý.

Những ngày đầu, giáo viên (GV) và học sinh (HS) lo lắng với quy định đề cho ngữ liệu là các văn bản ngoài sách giáo khoa vì sợ HS không làm bài được, do đã quen với cách kiểm tra cũ là "học gì, thi nấy".

Thế nhưng lo lắng ấy đã không còn được quan tâm nữa, khi mà cách đổi mới hình thức kiểm tra này đã đem đến rất nhiều tích cực. Từ những bài kiểm tra đầu là cho 2 ngữ liệu (một trong sách giáo khoa và một ngoài sách giáo khoa) để HS tự chọn, đến nay hầu hết GV văn ở nhiều trường THCS đã mạnh dạn cho văn bản hoàn toàn ngoài chương trình. Một nữ GV dạy văn tại Trường THCS Âu Lạc, Q.Tân Bình, TP.HCM nhận xét: "Các em làm bài được và thích thú".

Học sinh lớp 10 trong giờ học môn văn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ĐÀO NGỌC THẠCH

Quan sát và đối chiếu cách học ôn thi môn văn của HS khối lớp 11 và 12 theo chương trình cũ với lớp 10 theo chương trình mới cũng thấy sự khác biệt rất lớn. Trong khi HS lớp 11, 12 chú trọng đến kiến thức từng bài học, thì lớp 10 lại lưu ý tri thức kiểu bài và kỹ năng làm bài. Trong khi các em lớp 11, 12 cứ kè kè tài liệu, bài văn mẫu khi vào phòng thi, thì các em lớp 10 không còn thấy thực trạng này. Việc vi phạm nội quy kiểm tra do sử dụng tài liệu của HS lớp 10 cũng bị triệt tiêu thấy rõ.

Tuy nhiên, việc ra đề kiểm tra môn văn theo chương trình mới vẫn còn nhiều bất nhất và bất hợp lý, như hình thức câu hỏi (trắc nghiệm hay tự luận), thang điểm giữa phần đọc hiểu và làm văn, có sự tích hợp giữa văn bản phần đọc hiểu với phần làm văn hay không. Hoặc yêu cầu của các câu hỏi có bám sát tri thức ngữ văn chương trình mới không, hay vẫn với cách hỏi cũ về đọc hiểu văn bản. Hoặc là văn bản đọc hiểu quá sức với HS, gây khó cho các em khi làm bài.

Từ thực tế trên, để đề văn không gây "sốc" cho HS, khi kiểm tra cần điều chỉnh theo hướng sau.

Với thời gian làm bài 90 phút, không nên cho văn bản quá dài. Văn bản cần chọn là các tác phẩm hiện đại, chủ đề gần gũi với lứa tuổi của các em. Văn bản có nội dung rõ ràng, không cần thiết phải có triết lý sâu sắc, đa tầng nghĩa. Nên chọn các văn bản của các tác giả có tác phẩm được học trong nhà trường là phù hợp nhất. Văn bản nhất thiết phải có ý nghĩa giáo dục, phải rút ra được các bài học cần thiết cho cuộc sống và có tính thẩm mỹ, nghệ thuật.

Về cách yêu cầu, các câu hỏi phần đọc hiểu nhất thiết phải bám sát kiến thức ngữ văn theo thể loại của các bài học (như thơ, truyện, nghị luận...). Các câu hỏi không nên quá khó, cũng không nên quá đơn giản, tăng dần độ khó và số lượng vừa phải. Đặc biệt, cần chú ý đến sự hài hòa giữa phần đọc hiểu và phần làm văn nếu đề kiểm tra có sự tích hợp. Nếu không, ở phần làm văn sẽ có sự trùng lặp ý với phần đọc hiểu. Và chính phần đọc hiểu nhiều khi là gợi ý đáp án cho HS làm bài phần làm văn.

Nếu văn bản là của tác giả có học trong chương trình sách giáo khoa thì không cần có chú thích thông tin (tác giả, tác phẩm) thêm vào đề. Còn nếu văn bản của tác giả mới hoàn toàn cần phải có thông tin này đầy đủ, kể cả việc chú giải các từ ngữ khó hiểu.

Theo Trần Ngọc Tuấn/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/de-co-de-van-chuong-trinh-moi-khong-gay-soc-cho-hoc-tro-185230331131123961.htm

  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
337 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
444 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
484 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
531 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
1,051 lượt xem