11
/
118084
Thủ khoa Học viện Nông nghiệp: "Nghiên cứu khoa học không phải để làm giàu"
thu-khoa-hoc-vien-nong-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-khong-phai-de-lam-giau
news

Thủ khoa Học viện Nông nghiệp: "Nghiên cứu khoa học không phải để làm giàu"

Thứ 4, 13/10/2021 | 14:30:36
2,434 lượt xem

Vũ Duy Thái Sơn đã trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Nông nghiệp với điểm GPA 3.78/4.0. Nam sinh 9x này cũng sở hữu bảng thành tích rực rỡ với nhiều giải thưởng nghiên cứu và học bổng quốc tế.

Thủ khoa Học viện Nông nghiệp: Nghiên cứu khoa học không phải để làm giàu - 1

Sơn cho rằng người làm nghiên cứu cần có sự chăm chỉ, kiên trì và không sợ thất bại.

Đạt thành tích rực rỡ nhờ "chiến lược" học tập hiệu quả

Thái Sơn đã nuôi dưỡng niềm đam mê từ nhỏ khi xem phóng sự các nhà khoa học trên thế giới chia sẻ, diễn giải các công trình nghiên cứu. Sở thích ngày bé đã được hiện thực hóa khi nam sinh 9x quyết tâm theo học ngành công nghệ sinh học chất lượng cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sở hữu bảng thành tích ấn tượng cùng "gia tài" học bổng quốc tế, Thái Sơn chia sẻ: "Để có thể chinh phục những thành tích, hoặc đơn giản nhất là làm sao để có được điểm A các môn học, lấy tấm bằng giỏi, không đơn giản. Bí quyết mà mình muốn chia sẻ ở đây là cần tìm được đam mê. Học đại học cũng chính là đi tìm con đường mà mình theo đuổi, định hướng cho nghề nghiệp sau này. Đam mê đủ lớn thì sẽ có động lực để làm và khi đó thành tích sẽ tự đến với mình là kết quả của việc chăm chỉ học tập, làm việc".

Dù chưa từng học trường chuyên hay lớp chọn, nhưng Sơn vẫn luôn chứng minh được năng lực thông qua thành tích nổi trội. Trong cách nhìn nhận của Sơn, nền tảng để bản thân học tốt chính là xác định được "bạn muốn trở thành ai?", "bạn muốn làm gì trong tương lai?" và "bạn muốn đóng góp gì cho xã hội?".

Nam sinh 9x này chia sẻ: "Các bạn học trường chuyên, lớp chọn khiến mình rất ngưỡng mộ và khâm phục. Nhưng cánh cửa cơ hội vẫn chia đều cho tất cả mọi người; không học trường chuyên, lớp chọn không có nghĩa là bạn không thể đạt được những thành tựu. Hãy cố gắng, đừng từ bỏ đam mê, rồi hiện thực hóa bằng hành động và sự chăm chỉ thì một ngày nào đó bạn cũng sẽ đạt được ước mơ của riêng mình".

Chia sẻ với Dân trí về cách "săn" học bổng quốc tế, nam sinh bộc bạch: " Công nghệ sinh học là một ngành khá mới và non trẻ ở Việt Nam, nên để theo đuổi, sinh viên cần tích lũy kiến thức đa chiều, từ thầy cô, sách vở, các nhà khoa học cũng như công nghệ tiên tiến trên thế giới. Mình đã xác định mục tiêu giành học bổng quốc tế để có thể xây dựng "thành trì" kiến thức thật vững, cũng như kinh nghiệm nghiên cứu cho bản thân.

Muốn đạt được học bổng thì cần phải hiểu rõ tiêu chí của học bổng và dựa vào đó tìm cách đạt được. Yếu tố phù hợp rất quan trọng; chưa chắc những người giỏi nhất sẽ giành được học bổng. Điều quan trọng là mình phải trở thành người phù hợp nhất.

Thời sinh viên, mình đưa ra chiến lược học tập, lên thư viện hằng ngày để mượn sách vở và giáo trình. Đặc biệt, mình học chương trình bằng tiếng Anh hết nên cũng phải dành thời gian buổi tối để học và đọc trước sách vở. Ngoài ra, mình cũng lên phòng thí nghiệm để tiếp xúc với nghiên cứu thực tiễn, tranh thủ tham gia câu lạc bộ trong trường".

Thủ khoa Học viện Nông nghiệp: Nghiên cứu khoa học không phải để làm giàu - 2

Thái Sơn (ngoài cùng bên phải) tại vòng chung kết "Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2019".

Đam mê nghiên cứu "hạ gục" mục tiêu kiếm tiền

Trước ý kiến "người làm nghiên cứu lương không cao, rất khó để làm giàu", chàng trai Hải Dương thú nhận: "Mình vẫn còn trẻ nên cần tích lũy kinh nghiệm để phát triển hơn trong ngành. Mình cũng đọc rất nhiều câu chuyện về các nhà khoa học trên thế giới, biết được cách làm sao để họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, nhận ra họ đam mê và số phận đã chọn họ để đi theo con đường nghiên cứu.

Sơn cảm thấy may mắn khi nhận ra niềm đam mê với khoa học từ nhỏ và từng bước theo đuổi con đường đó.

Mình hiểu được rằng mục đích của nghiên cứu khoa học không phải để làm giàu, mà để đóng góp cho xã hội, giúp chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao hơn bằng các tiến bộ kỹ thuật, như thuốc thế hệ mới, vaccine sử dụng công nghệ an toàn hiệu quả... Đó cũng chính là mục đích mà mình muốn hướng tới, hơn là việc làm giàu".

Nhìn lại quãng thời gian sinh viên đã qua, Thái Sơn cảm thấy may mắn vì có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nghiên cứu ngay từ khi mới bước vào trường.

Hiện tại, Thái Sơn đang nghiên cứu và theo đuổi công nghệ vaccine thế hệ mới cho các bệnh truyền nhiễm. Nam sinh cho rằng: Một minh chứng điển hình cho việc ứng dụng thực tế từ ngành công nghệ sinh học tới đời sống chính là công nghệ mới đã tạo ra các loại vaccine khác nhau với từng ưu điểm riêng biệt để con người có thể "sống chung" với đại dịch Covid-19, như: Pfizer-BioNTech và Moderna sử dụng công nghệ mRNA vaccine, AstraZeneca sử dụng DNA vaccine…

"Trong một vài chuyến thiện nguyện thời sinh viên, mình chứng kiến nhiều người bị các bệnh cúm, trẻ em bị sởi hay quai bị mà không có điều kiện tiêm vaccine hằng năm. Mình hiểu được nỗi đau mà họ phải trải qua, mình nhận ra rằng điều đó cần được thay đổi. Để đóng góp ở những thay đổi đó, mình lựa chọn định hướng của mình nghiên cứu về công nghệ vaccine cũng như thuốc thế hệ mới. Tuy mới bước qua ngưỡng cửa đại học nhưng mình luôn luôn sẵn sàng cho công việc nghiên cứu và trau dồi kiến thức của mình ở các bậc học tiếp theo", Sơn chia sẻ.

Thủ khoa Học viện Nông nghiệp: Nghiên cứu khoa học không phải để làm giàu - 3

Sơn cảm thấy may mắn khi nhận ra niềm đam mê với khoa học từ nhỏ và từng bước theo đuổi con đường đó.


Bảng thành tích rực rỡ của Vũ Duy Thái Sơn:

- GPA đạt 3.78/4.0, tốt nghiệp đại học loại xuất sắc.

- Đạt giải Nhì cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc Eureka" lần thứ 21 (2019).

- Đạt giải Ba "Sinh viên nghiên cứu khoa học của quỹ hỗ trợ sáng tạo kĩ thuật Việt Nam (VIFOTEC)' (2019).

- Đạt giải Ba "Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019" của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học bổng Khuyến Khích học tập của Học viện qua tất cả các kì học.

- Học bổng trao đổi hè tại Đại học Tsukuba (2019).

- Nhận tài trợ toàn phần cho chương trình Sakura Science Exchange Program tại Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản (2019).

- Nhận tài trợ toàn phần tham gia chương trình hội nghị sinh viên quốc tế với hơn 40 trường đại học trên toàn thế giới International Student Summit lần thứ 19 tổ chức tại Đại học Nông nghiệp Tokyo, Nhật Bản (2019).

- Học bổng của công ty Monsanto Mỹ, Đạm Cà Mau, Công ty hóa chất Fuji (Nhật Bản), Công ty Acecook.

- Đạt học bổng trao đổi chương trình AMGEN SCHOLARSHIP tại Đại học Kyoto (2020).

- Đạt học bổng SEED tài trợ toàn phần cho sinh viên xuất sắc của chính phủ Canada cho 01 kì trao đổi sinh viên tại Đại học Saskatchewan năm học 2020-2021.

Theo Tuệ Nhi/Dân trí

https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/thu-khoa-hoc-vien-nong-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-khong-phai-de-lam-giau-20211013090328850.htm

  • Từ khóa

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
160 lượt xem

Tuyển sinh lớp 10: 'Cân não' lựa chọn nguyện vọng

Ngày 19.4 là thời điểm đồng loạt học sinh lớp 9 trên địa bàn TP.Hà Nội sẽ nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học tới. Việc 'cân não' để lựa chọn...
07:47 - 18/04/2024
205 lượt xem

Kiên trì con đường đổi mới

Sự xuất hiện của môn Khoa học tự nhiên (KHTN) trong Chương trình GDPT 2018 được xem là một điểm sáng.
15:21 - 17/04/2024
603 lượt xem

Quá tải tuyển sinh đầu cấp, nội thành Hà Nội vẫn "khát" học sinh

Học sinh đầu cấp của Hà Nội tăng từ vài ngàn đến vài chục ngàn mỗi năm nhưng một số quận nội thành rơi vào tình trạng thiếu người học nếu tuyển sinh đúng...
14:55 - 17/04/2024
646 lượt xem

Thi đánh giá năng lực: Có điểm rồi, sử dụng ra sao?

Hiện có 105 cơ sở giáo dục đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM để xét tuyển. Năm nay các trường sẽ xét tuyển...
11:06 - 17/04/2024
709 lượt xem