190
/
98075
Một số bệnh thường mắc khi mùa đông đến và cách phòng bệnh
mot-so-benh-thuong-mac-khi-mua-dong-den-va-cach-phong-benh
news

Một số bệnh thường mắc khi mùa đông đến và cách phòng bệnh

Thứ 3, 29/09/2020 | 00:36:32
442 lượt xem

Mùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển làm dịch bệnh bùng phát. Dưới đây là các bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng bệnh khi thời tiết trở lạnh.

1. Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp vào mùa đông

Cảm cúm

Cảm cúm là loại bệnh thường gặp vào mùa đông làm cho người bệnh rất khó chịu. Hãy bổ sung đầy đủ rau xanh, các thực phẩm giàu protein và giữ ấm cơ thể để phòng bệnh. Gợi ý trong đó là tỏi rất tốt để chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Ảnh Brightside

Là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém và người già, người bị tiểu đường, thận.

Mẹo nhỏ phòng bệnh là luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu protein để tăng cường sức khỏe.

2. Mùa đông, trời lạnh khiến bạn rất dễ bị viêm họng

a

Mùa đông, trời lạnh khiến bạn rất dễ bị viêm họng. Hãy giữ ấm cổ và cơ thể để phòng bệnh. Ảnh Brightside

Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Việc bạn thay đổi nhiệt độ đột ngột từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.

Mẹo nhỏ ở đây là không nên ăn đồ lạnh, giữ ấm cổ, giữ ấm cơ thể, tăng cường dinh dưỡng và vitamin. Ngoài ta nên thường xuyên súc miệng với nước muối ấm hoặc nước. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng rất tốt.

3. Không khí lạnh của mùa đông là một các yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen

a

Những người bị hen nên đặc biệt giữ ấm vào mùa đông. Ảnh Brightside

Nghiên cứu cho thấy, không khí lạnh là một trong các yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Những người bị hen nên đặc biệt cẩn thận vào mùa đông.

Mẹo nhỏ là hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng. Nên tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình, luôn chú ý giữ ấm cơ thể.

4. Mùa đông chính là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh đau tim

Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, máu không được lưu thông ổn định rất dễ gây ra đau tim.Mùa đông nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, máu không được lưu thông ổn định, điều này làm cho tim phải làm việc nhiều hơn rất dễ gây ra bệnh đau tim. Ảnh Brightside

Rất ít người biết rằng mùa đông chính là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh đau tim. Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, máu không được lưu thông ổn định. Vì thế tim phải làm việc vất vả hơn để giữ ấm cho cơ thể. Nếu tim phải làm việc quá sức sẽ dễ gây ra bệnh đau tim.

Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe khuyên rằng, bạn cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc thật đủ ấm nhất là những khi đi ra ngoài. Những người trên 30 tuổi cần tránh các hoạt động quá sức vào sáng sớm. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thay vì ăn quá nhiều thực phẩm trong một lúc.

5. Đau nhức khớp tay, chân nhiều hơn vào mùa đông

a

Đau nhức các khớp tay, chân hay khớp vai... vào mùa đông là một trong những tình trạng thường gặp. Đồ họa: Ngọc Anh

Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút, gây hạn chế trong việc vận động. Các bệnh nhân bị Gút sẽ đau nhiều hơn do lượng axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng và chèn ép vào các khớp.

Ở những người cao tuổi, các chức năng hoạt động của cơ thể đã bị suy yếu, khí huyết kém lưu thông nên dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên hiện tượng đau nhức.

Để phòng chống hiện tượng đau nhức khớp trong mùa đông, bạn nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách đi tất, mang bao tay, quàng khăn cổ. Nên tập thể dục và vận động các khớp vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng như buổi sáng khi mới ngủ dậy.

Theo Anh Ngọc/Lao động (Tổng hợp)

https://laodong.vn/suc-khoe/mot-so-benh-thuong-mac-khi-mua-dong-den-va-cach-phong-benh-839842.ldo 

  • Từ khóa

Thêm nhiều lợi ích sức khỏe của bưởi

Bưởi có hương vị ngọt thanh mát xen lẫn vị chua dịu nhẹ. Bưởi chứa các hợp chất thực vật có lợi, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
08:01 - 20/04/2024
171 lượt xem

Chỉ 1-2 phút đi bộ giật lùi cũng mang lại lợi ích to lớn

Đi bộ giật lùi trong công viên có vẻ là một cách di chuyển kỳ lạ, nhưng xu hướng TikTok gần đây đang ca ngợi những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nó.
16:13 - 19/04/2024
571 lượt xem

Không có phương pháp 'ngậm vòng hạt đá trị bệnh viêm họng'

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân có dị vật là chiếc vòng hạt đá...
11:18 - 19/04/2024
661 lượt xem

6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?
09:04 - 19/04/2024
718 lượt xem

Thịt gà có nhiều cholesterol không?

Ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phần thịt gà mà một người...
07:19 - 19/04/2024
803 lượt xem