240
/
94448
Bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản
bao-ve-moi-truong-tu-nhung-viec-lam-don-gian
news

Bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản

Thứ 4, 15/07/2020 | 16:19:24
1,156 lượt xem

BGTV- Phong trào “Chống rác thải nhựa” do Thủ tướng Chính phủ phát động từ tháng 6-2019 và thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) từng bước tạo ra thay đổi tích cực. Tại các trường học, thông qua phong trào nhằm kêu gọi thầy cô, phụ huynh và các em học sinh cùng chung tay bảo vệ môi trường (BVMT).

Thời gian qua, cuộc vận động phòng chống hạn chế rác thải nhựa và BVMT được triển khai tích cực trên địa bàn tình đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Ngay từ đầu năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và đào tạo đã đề nghị các trường học trên địa bàn tỉnh không thả bóng bay trong ngày khai giảng, đồng thời hạn chế sử dụng các vật dụng có liên quan đến rác thải nhựa, túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích thay thế các loại chai nước một lần sang chai thủy tinh nhằm hạn chế rác thải nhựa ra môi trường. 

Đặc biệt một số trường rất tích cực trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố như Trường THPT Chuyên Bắc Giang, THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang), THPT Lục Nam, THPT Yên Thế... đều tiến hành hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần, thay bằng cốc, bình đựng nước bằng thủy tinh, không thả bóng bay trong các sự kiện, hoạt động của nhà trường. Hiện nay, đa phần các trường học trên địa thành phố đều sử dụng các bình nước thể tích lớn từ 20 lít trở lên, sử dụng các vật dụng vật chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật liệu thân thiện môi trường, không sử dụng ly nhựa, ống hút nhựa... dùng một lần trong tất cả các hoạt động hàng ngày của nhà trường.

Theo Sở TN&MT cho biết, để phong trào “Chống rác thải nhựa” được thực hiện có hiệu quả, lâu dài, Sở đã ban hành văn bản đề nghị các cơ quan, ban, ngành, các huyện, TP, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức phát động phong trào trên diện rộng, tập trung quán triệt cán bộ, nhân viên, công nhân, người lao động không sử dụng đồ nhựa dùng một lần mà thay thế bằng đồ dùng thân thiện với môi trường. Đồng thời tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, phân loại rác thải nhựa để xử lý. Đặc biệt, đưa nội dung thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng đơn vị. Nhiều trường học trên địa bàn các huyện Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam... hưởng ứng tích cực thông qua các hội thi bảo vệ môi trường với chủ đề nói không với rác thải nhựa để giáo dục học sinh.

Tại một số nhà trường, hoạt động thả bóng bay vẫn tiến hành dù ngành giáo dục đã khuyến cáo dừng hoạt động này ngay từ đầu năm học 2019 - 2020.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực mà phong trào mang lại, vẫn còn nhiều trường, nhiều cá nhân chưa nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của phong trào chống rác thải nhựa cũng như giảm thiểu rác thải nguy hại ra môi trường. Thực tế, việc sử dụng bìa nilon bọc sách vở hiện còn khá phổ biến, nhiều người không nhận thức rõ được tác hại của nó đến môi trường. Tình trạng sử dụng túi nilon, cốc nhựa một lần khi đựng thực phẩm vẫn tràn lan tại các trường học, hay như một số trường vẫn thả bóng bay trong các hoạt động chụp ảnh kỷ yếu, lễ bế giảng...

Chị Hoàng Thị Lan (Phường Lê Lợi, TP Bắc Giang), một phụ huynh học sinh chia sẻ: “Gia đình và nhà trường là nơi trẻ noi theo và học tập, vì thế để các con có ý thức BVMT thì người lớn cũng cần làm gương. Ở nhà tôi đã dạy cô con gái lớp 5 phân loại rác để cháu tự ý thức trong sinh hoạt, trong năm học mới sắp tới tôi cũng sẽ cùng con bọc sách vở bằng giấy gói quà thay vì bìa nilon, những hành động tuy nhỏ nhưng nếu được lan tỏa sẽ có hiệu quả lâu dài hơn”.

Những bức ảnh kỷ yếu tuy đẹp, xong lượng bóng bay "không biết đi đâu" kia lại không hề đẹp với môi trường

Nói không với rác thải nhựa và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường là một vấn đề không chỉ ngày một ngày hai có thể thay đổi, cũng không phải chỉ một cá nhân hay tập thể hưởng ứng là thành phong trào lớn mà nó cần được nhân rộng, cần sự chung tay của cả cộng đồng. Do đó, để công tác BVMT không còn là hoạt động bề nổi mà thật sự có hiệu quả lâu dài cần có sự  vào cuộc tích cực của các cấp, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của các nhà trường trong việc giáo dục kiến thức, tuyên truyền tới các em học sinh - những thế hệ tương lai trong việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống./.

Lê An

  • Từ khóa

Du khách nước ngoài: Nếu biết vịnh Hạ Long ô nhiễm như vậy sẽ không đến

Một du khách nước ngoài đã phàn nàn về tình trạng rác thải trôi nổi trên mặt nước ở vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ trên mạng xã hội, sau khi vừa kết thúc...
10:48 - 19/04/2024
98 lượt xem

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội...
10:05 - 19/04/2024
136 lượt xem

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc

Miền Bắc nắng nóng diện rộng trở lại từ ngày 19/4, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng ghi nhận mức nhiệt cao nhất trên 35 độ C. Tình trạng này khả năng kéo dài...
06:30 - 19/04/2024
210 lượt xem

Người dân TPHCM xếp hàng dài dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng nghìn người dân từ nhiều nơi đổ về khu Đền Tưởng niệm vua Hùng (TP Thủ Đức) từ sớm, chờ dâng hương tưởng nhớ công ơn Quốc Tổ nhân giỗ Tổ Hùng...
15:59 - 18/04/2024
569 lượt xem

Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập

Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng...
09:51 - 18/04/2024
707 lượt xem