11
/
94351
Thi tốt nghiệp THPT: Quyết không có "sự cố"
thi-tot-nghiep-thpt-quyet-khong-co-su-co
news

Thi tốt nghiệp THPT: Quyết không có "sự cố"

Thứ 2, 13/07/2020 | 15:11:34
832 lượt xem

Ban Chỉ đạo thi THPT tại các địa phương phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, không để rơi vào tình huống phải xử lý sự cố khi kỳ thi diễn ra

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, tại Hội nghị Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa được tổ chức ở tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các địa phương phải lên phương án cụ thể để kịp thời xử lý mọi tình huống có thể xảy ra khi tổ chức kỳ thi.

Nghiêm túc trên mọi phương diện

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 phải được tổ chức an toàn, nghiêm túc trên mọi phương diện, tuyệt đối không chủ quan bất cứ khâu nào.

Ông Nhạ cũng nhấn mạnh việc các địa phương phải rà soát thật kỹ tất cả các khâu trong quá trình tổ chức thi THPT. "Phải rà soát xem địa phương mình có khó khăn gì không, rút kinh nghiệm của địa phương mình từ năm ngoái và những bài học các năm trước để làm sao cho kỳ thi này thực sự đáp ứng được yêu cầu chất lượng, an toàn, khách quan, minh bạch" - ông Nhạ nói.

Thi tốt nghiệp THPT: Quyết không có sự cố - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT tại tỉnh Sơn La. Ảnh: MINH THU

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị từng đơn vị, từng người trong Ban Chỉ đạo (BCĐ) thi THPT tại các địa phương phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Kịp thời tham mưu, chủ động dự báo những vấn đề có thể xảy ra với Chủ tịch UBND tỉnh, không để rơi vào tình huống phải xử lý sự cố khi kỳ thi diễn ra. Cùng với đó, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, bám sát BCĐ thi cấp quốc gia để bảo đảm chuẩn bị tổ chức tốt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Trước đó, khi làm việc với các địa phương về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các tỉnh phải chu đáo đến từng khâu nhỏ nhất.

Người đứng đầu ngành giáo dục nhấn mạnh: "Kỳ thi tốt nghiệp THPT được cả nước quan tâm nên cần chú trọng đến an toàn, nghiêm túc trên mọi phương diện, tuyệt đối không chủ quan bất cứ khâu nào". Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đối với thi, dù cẩn thận đến mấy vẫn không thể nói là yên tâm, có những việc tưởng chừng nhỏ nhưng xảy ra vào thời điểm tổ chức thi như mưa lũ, thiên tai sẽ làm ảnh hưởng lớn tới kỳ thi. Do đó, bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải có kịch bản ứng phó và lường trước mọi tình huống có thể xảy ra trong những ngày diễn ra kỳ thi như thiên tai, mưa lũ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Trưởng BCĐ cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cũng đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể tổ chức kỳ thi tại địa phương. Từ kế hoạch tổng thể này, phải xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết từng thành viên trong BCĐ, từng ban ngành liên quan, bảo đảm việc tổ chức kỳ thi khoa học, đúng quy chế. Theo ông Độ, mỗi cá nhân tham gia làm thi phải nắm vững quy chế, công tác phân công nhiệm vụ đúng người, rõ việc. Nếu mỗi cá nhân tham gia làm thi đều ngay ngắn, trách nhiệm, nắm vững chuyên môn làm thi thì kỳ thi chắc chắn được tổ chức thành công.

6.000 cán bộ, giảng viên ĐH tham gia thanh tra

Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết năm nay, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 cán bộ, giảng viên ĐH được huy động từ 130 trường để tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT. "Trong số hơn 350 trường ĐH, chỉ có 130 trường được lựa chọn theo các tiêu chí nhất định. Việc bố trí các trường không thanh tra, kiểm tra ở nơi mà địa phương đó là chủ quản của trường nhằm hạn chế tối đa sự can thiệp, chỉ đạo, mỗi địa phương có ít nhất 2 trường tham gia kiểm tra công tác coi thi" - ông Cường thông tin.

Cũng theo ông Cường, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải được sàng lọc, lựa chọn kỹ lưỡng, có chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao. Nói thêm về việc chuẩn bị thi, ông Cường cho biết Bộ GD-ĐT đã lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong tất cả các khâu của kỳ thi, tại các điểm thi. Thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức 10 đoàn kiểm tra, mỗi đoàn đi 2-3 sở. Ngoài ra, có các đoàn kiểm tra của BCĐ cấp quốc gia, các cuộc làm việc của lãnh đạo bộ với BCĐ thi các tỉnh. Các địa phương tổ chức thanh tra hoặc kiểm tra tùy điều kiện địa phương, do Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.

Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, năm nay TP Hà Nội có tới 80.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại 140 điểm thi với nhiều địa bàn khác nhau. Công tác tổ chức kỳ thi được Sở GD-ĐT Hà Nội chuẩn bị hết sức chu đáo, cẩn thận.

Trong khi đó, ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hải Phòng, cho biết địa phương này có 42 điểm thi và 2 điểm dự bị. Sở GD-ĐT TP Hải Phòng đã tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra toàn bộ các điểm thi để bảo đảm an toàn, tạo điều kiện cho các thí sinh tham gia kỳ thi với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái, đạt được kết quả cao nhất. 

TP HCM chuẩn bị tốt cho các kỳ thi

UBND TP HCM vừa có chỉ thị về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2020-2021 trên địa bàn TP.

Theo đó, để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2020-2021 diễn ra nghiêm túc, trung thực, công bằng, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trong điều kiện còn nguy cơ dịch bệnh, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và các quận, huyện tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị.

Cụ thể, UBND TP HCM giao Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các kỳ thi cho toàn ngành. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc việc ra đề thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét duyệt tốt nghiệp và cấp phát văn bằng theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT. Yêu cầu Công an TP phối hợp bảo đảm tính bảo mật, an toàn tuyệt đối cho các kỳ thi từ khâu ra đề thi, in, sao đề thi; bảo vệ các điểm thi, chấm thi; áp tải và bảo vệ đề thi, bài thi theo đúng quy chế và kế hoạch...

Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-8. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào các ngày 16 và 17-7.

Đ.Trinh


Theo Yến Anh/ NLĐ

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/thi-tot-nghiep-thpt-quyet-khong-co-su-co-20200712215129013.htm 

  • Từ khóa

Khi trường học... vỡ nợ

Hệ lụy như anh P., một phụ huynh, là một trong nhiều người đi đòi nợ bất đắc dĩ với trung tâm Anh ngữ Apax Leaders tại TP.HCM.
16:31 - 29/03/2024
77 lượt xem

Đề xuất tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng: Ứng biến với thực tiễn

Bộ GD&ĐT đề xuất tuyển dụng người tốt nghiệp cao đẳng ở những môn học mà địa phương đang thiếu giáo viên.
15:14 - 29/03/2024
122 lượt xem

Diễn biến kết quả tuyển sinh đại học chính quy những năm gần đây

Thống kê kết quả tuyển sinh đại học chính quy những năm gần đây của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho thấy:
11:31 - 29/03/2024
215 lượt xem

Singapore trả tiền cho người lao động học về AI

Trong công bố ngân sách năm 2024, Singapore sẽ nâng cao và đào tạo lại kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI) cho những người trên 40 tuổi.
09:26 - 29/03/2024
265 lượt xem

Trang bị kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024 là năm cuối ngành Giáo dục thực hiện dạy học và thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Hiện nay, các trường trung học phổ thông...
07:39 - 29/03/2024
282 lượt xem