240
/
93928
Nghị quyết về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế
nghi-quyet-ve-giai-phap-doi-voi-bien-che-su-nghiep-giao-duc-va-y-te
news

Nghị quyết về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế

Thứ 7, 04/07/2020 | 10:21:53
213 lượt xem

Hiện nay, biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm trên 85% tổng biên chế viên chức do Chính phủ quản lý.

Nghi quyet ve giai phap doi voi bien che su nghiep giao duc va y te hinh anh 1Giáo viên trường Tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực (Nam Định) hướng dẫn học sinh làm bài tập. (Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.

Nghị quyết nêu rõ tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải nghiêm túc thực hiện.

Việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế phải gắn với nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Hiện nay, biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm trên 85% tổng biên chế viên chức do Chính phủ quản lý.

[Chỉ còn 3 trường hợp viên chức có biên chế suốt đời kể từ tháng 7/2020]

Việc bố trí viên chức phải bảo đảm định mức giáo viên/lớp, học sinh/lớp, viên chức y tế/giường bệnh, viên chức y tế/dân số.

Tuy nhiên, các định mức này hiện nay chưa phân biệt giữa các vùng đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và đều được ban hành trước khi Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW) nên đến nay không còn phù hợp với thực tiễn. Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục mầm non, phổ thông và y tế còn chậm.

Do vậy, mặc dù Chính phủ đã bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 tỉnh có mức tăng dân số cơ học cao và 5 tỉnh Tây Nguyên nhưng vẫn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp giáo dục, y tế.

Thực hiện chủ trương “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp,” “có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế,” trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19-NQ/TW, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết số 8/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW.

Đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao; đồng thời, đơn vị phải tăng mức trích lập vào quỹ phúc lợi đủ để giải quyết chế độ, chính sách cho số hợp đồng lao động này khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Không kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn quá 12 tháng đối với giáo viên, viên chức

Đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên, viên chức y tế trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao, theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để kịp thời thay cho số giáo viên, viên chức y tế nghỉ thai sản, nghỉ hưu theo chế độ (chưa kịp tuyển dụng thay thế) và để bố trí giáo viên dạy buổi thứ 2 trong ngày (đối với những cơ sở giáo dục dạy 2 buổi/ngày).

Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức tuyển dụng để thay thế cho số giáo viên và viên chức y tế còn thiếu, bảo đảm đủ số lượng người làm việc được cơ quan có thẩm quyền giao. Không để kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn quá 12 tháng đối với vị trí việc làm là giáo viên và viên chức.

Đối với cấp học Mầm non, Tiểu học tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, phải bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 2 buổi/ngày theo quy định./.

Theo TTXVN/Vietnam+

https://www.vietnamplus.vn/nghi-quyet-ve-giai-phap-doi-voi-bien-che-su-nghiep-giao-duc-va-y-te/649854.vnp

  • Từ khóa

Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ chìm thuyền làm 4 người mất tích ở Quảng Ninh

Sự cố chìm thuyền xảy ra trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, khiến 4 người mất tích. Thủ tướng chỉ đạo điều tra nguyên nhân sự cố này và xử...
19:01 - 25/04/2024
24 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
84 lượt xem

Hà Nội đề xuất trông giữ ô tô dưới gầm cầu cạn

Trước tình trạng số lượng ô tô gia tăng nhanh chóng, ngành giao thông Hà Nội kiến nghị tiếp tục cho phép thành phố sử dụng vỉa hè, lòng đường, gầm cầu cạn...
15:53 - 25/04/2024
96 lượt xem

89% hành khách dùng buýt điện là người đi làm

Xe buýt thông thường tỉ lệ người đi làm sử dụng chiếm khoảng 25-30%, riêng đối với buýt điện tỉ lệ người đi làm chiếm 89%, gấp 3 lần xe buýt thường.
15:36 - 25/04/2024
123 lượt xem

Tin nổi không: Sân bay Tân Sơn Nhất ước giảm hàng vạn khách dịp cao điểm lễ

Dù Chính phủ đã kéo dài thời gian nghỉ lễ 30.4 - 1.5 cho người dân tới 5 ngày, song giá vé máy bay quá cao cùng số lượng máy bay của các hãng giảm mạnh là...
15:07 - 25/04/2024
128 lượt xem