240
/
92244
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm khi trẻ bị xâm hại
nguoi-dung-dau-dia-phuong-phai-chiu-trach-nhiem-khi-tre-bi-xam-hai
news

Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm khi trẻ bị xâm hại

Thứ 5, 28/05/2020 | 18:10:15
315 lượt xem

Để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 23/CT-TTg.

Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm khi trẻ bị xâm hại (Ảnh minh họa)

Trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em cơ bản được hoàn thiện; phần lớn các cấp, các ngành, toàn xã hội đã quan tâm và nhận thức về công tác trẻ em ngày một nâng cao; các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn; những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết.

Tuy nhiên, một số vấn đề về trẻ em vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành nghề, lĩnh vực, suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi, an toàn, vệ sinh trong trường học, trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em.

Nguyên nhân của những tồn tại trên do một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, coi trọng đúng mức công tác này; việc áp dụng chế tài xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quyền trẻ em chưa nghiêm, chưa kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa tiến hành thường xuyên, nghiêm túc; công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả; sự suy giảm thuần phong, mỹ tục, đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị: 

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em;

- Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em;

Chỉ thị nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành:

- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trực tiếp đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai chính sách pháp luật về trẻ em; tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả; Xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; Triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước; Chỉ đạo hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn, thân thiện và phòng, chống xâm hại trẻ em; Thường xuyên thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

- Bộ Y tế triển khai chính sách, giải pháp phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai có hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục lối sống văn hóa, rèn luyện đạo đức cho học sinh và phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong trường học; 

- Bộ Công an, thường xuyên triển khai các biện pháp phòng, chống hành vi bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em, đặc biệt là mua bán trẻ sơ sinh. Đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em; 

Đề nghị Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và các tổ chức xã hội tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành vi, vụ việc vi phạm quyền trẻ em, kịp thời chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, xử lý theo quy định của pháp luật./.

BGTV


  • Từ khóa

Vụ 4 ngư dân Thanh Hóa gặp nạn trên biển: 8 thợ lặn tìm kiếm chủ tàu

8 thợ lặn, 2 xuồng máy được huy động ra biển phối hợp cùng lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm tung tích anh Hoàng Văn S., chủ tàu cá vẫn mất tích trong...
19:03 - 23/04/2024
297 lượt xem

Sẽ phạt nguội xe vi phạm trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 26/4

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông xe vào ngày 26/4. Đơn vị vận hành sẽ phối hợp cơ quan chức năng phạt nguội các phương tiện vi phạm lỗi trên cao tốc.
16:49 - 23/04/2024
336 lượt xem

Tạm dừng khai thác 2 nút giao trên cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45

Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa đã có thông báo tạm dừng 2 nút giao trên tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 để người tham gia giao thông có lịch trình phù...
17:08 - 23/04/2024
342 lượt xem

Thời gian đóng bảo hiểm quá dài mới có lương hưu, nhiều người nản lòng

Đây là một trong những nguyên nhân khiến bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hấp dẫn đối với lao động phi chính thức.
16:18 - 23/04/2024
362 lượt xem

Hà Nội bắn pháo hoa 6 điểm kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô

Dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10/10 năm nay, Hà Nội tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa với 7 trận địa tầm cao kết hợp tầm thấp.
16:38 - 23/04/2024
350 lượt xem