190
/
91925
Từ Quý III, tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1 - 5 tuổi
tu-quy-iii-tiem-bo-sung-vac-xin-soi-rubella-cho-tre-1-5-tuoi
news

Từ Quý III, tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1 - 5 tuổi

Thứ 6, 22/05/2020 | 16:23:11
430 lượt xem

BGTV- Để chủ động ngăn ngừa dịch sởi quay trở lại, ngày 19/5/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2106/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1 - 5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2020.

Sắp tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1 - 5 tuổi (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch, đối tượng bao gồm:

Trẻ từ 01 - 05 tuổi (sinh từ 01/01/2015 đến 30/6/2019) tại vùng nguy cơ cao sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin sởi - rubella không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin sởi, hoặc vắc xin sởi - rubella hoặc vắc xin sởi - quai bị - rubella trước đó.

Những trẻ đã tiêm vắc xin sởi, sởi - rubella, sởi - quai bị - rubella trong thời gian < 01 tháng trước khi triển khai tiêm bổ sung sẽ không thuộc diện đối tượng tiêm vắc xin trong chiến dịch này.

Thời gian triển khai: Quý III - IV/2020.

Phạm vi triển khai: Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh nguy cơ cao là đơn vị cấp huyện có ít nhất một trong các tiêu chí:

- Có khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng: có tỷ lệ di biến động dân cư cao, phức tạp, đông khu nhà trọ, khu công nghiệp, nhiều khu nhà cao tầng khó tiếp cận, khu làng chài, vùng giáp ranh, biên giới, miền núi, vùng sâu vùng xa...

- Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 1 < 95% một trong 03 năm 2017, 2018, 2019.

- Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ 18 - 24 tháng < 95% một trong 03 năm 2017, 2018, 2019.

- Tỷ lệ mắc sởi cao hơn tỷ lệ mắc trung bình của khu vực một trong 03 năm 2017, 2018, 2019.

Các địa phương này chưa triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella trong các năm 2018 - 2019.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/5/2020.

BGTV


  • Từ khóa

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
16 lượt xem

Loại củ thường có trong bếp tác dụng không ngờ đối với sức khỏe nam giới

Từ tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, đến làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, có thể nói tỏi là...
13:12 - 25/04/2024
98 lượt xem

Một triệu chứng sau bữa nhậu chứng tỏ gan, thận đang cầu cứu

Tuy đây thường được coi là một hiện tượng tạm thời, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau lưng sau khi nhậu có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe...
11:08 - 25/04/2024
165 lượt xem

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?

Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất...
08:17 - 25/04/2024
214 lượt xem

Caffeine trong trà, cà phê có tốt cho xương?

Nghiên cứu gần đây cho thấy trà, cà phê có thể giúp cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
16:59 - 24/04/2024
591 lượt xem